Quân đội Mỹ xác nhận sao chổi ngoài Hệ Mặt trời đầu tiên lao vào Trái đất
Theo tài liệu mới công bố của Bộ Tư lệnh không gian Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sao chổi ngoài Hệ Mặt trời đầu tiên va vào Trái đất, một hiện tượng hiếm xảy ra.
Sao chổi mang ký hiệu CNEOS 2014-01-08 lao xuống bờ biển phía bắc của Papua New Guinea vào ngày 8/1/2014.
Điều đó gây ngạc nhiên cho Amir Siraj, người đã phát hiện ra sao chổi này khi đang nghiên cứu tại ĐH Harvard.
Siraj cùng GS Abraham Loeb nghiên cứu “Oumuamua”, sao chổi đầu tiên được biết đến trong Hệ Mặt trời và được hình thành từ năm 2017.
Siraj quyết định đến trung tâm dữ liệu về các vật thể cận Trái đất của NASA để tìm những sao chổi khác. Chỉ trong vài ngày, ông phát hiện ra vật thể mà ông tin là sao chổi ngoài Hệ Mặt trời.
Sao chổi đó di chuyển với tốc độ 45km/giây so với Trái đất và 30km/giây xung quanh Mặt trời.
Khi sao chổi lao vào Trái đất, Siraj tính toán rằng tốc độ thực sự của nó là 60km/giây so với Mặt trời.
Sau đó, ông vẽ quỹ đạo của sao chổi và phát hiện ra rằng vật thể này không bay quanh Mặt trời như những sao chổi khác, mà nó đến từ ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.
Loeb và Siraj không thể công bố điều này trên tạp chí chuyên ngành vì dữ liệu của họ lấy từ kho của NASA, vì thế chưa biết độ chính xác như thế nào.
Sau nhiều năm tìm thêm thông tin, họ vừa nhận được xác nhận chính thức từ Phó tư lệnh Bộ chỉ huy không gian Mỹ John Shaw, rằng dữ liệu về vận tốc được báo cáo cho NASA là đủ tin cậy để xác định quỹ đạo của sao chổi.
Siraj muốn lập một nhóm để tìm các mảnh của sao chổi rơi xuống Ấn Độ dương, nhưng ông thừa nhận rằng điều này rất khó khăn vì quy mô của dự án không lớn.
Nếu có thể chạm tay vào “chiếc chén thánh của sao chổi ngoài Hệ Mặt trời”, Siraj cho rằng điều đó có thể tạo nên bước đột phá về khoa học để giúp các nhà nghiên cứu hiểu nhiều hơn về thế giới bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.