Quảng Ngãi: Cận cảnh dự án chống sạt lở núi Van Cà Vãi

Quảng Ngãi: Cận cảnh dự án chống sạt lở núi Van Cà Vãi

Dự án chống sạt lở núi Van Cà Vãi (tỉnh Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, mục tiêu nhằm chống sạt lở tại núi, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho 5 hộ dân với 24 nhân khẩu dưới chân núi; an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua lại trên tuyến đường ĐH77 huyện Sơn Hà.

 Công trình Khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi, tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà (còn gọi là Công trình chống sạt lở núi Van Cà Vãi, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng. Dự án được khởi công ngày 15/7/2024, dự kiến thi công trong 108 ngày, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Công trình Khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi, tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà (còn gọi là Công trình chống sạt lở núi Van Cà Vãi, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng. Dự án được khởi công ngày 15/7/2024, dự kiến thi công trong 108 ngày, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Đây là công trình thi công khẩn cấp chống sạt lở, kinh phí từ nguồn vốn của Trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023.

Mục tiêu của dự án theo Quyết định xây dựng của UBND huyện Sơn Hà (Quyết định 913/QĐ-UBND) là chống sạt lở tại núi Van Cà Vãi, bảo vệ tính mạng, tài sản cho 5 hộ dân/24 nhân khẩu ở chân núi và an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua lại trên tuyến đường ĐH77 huyện Sơn Hà.

 Dự án gồm các hạng mục: Bạt mái taluy giảm tải phía trên đỉnh đồi; tường chắn rọ đá dưới chân; rãnh thu nước, mương biên thu nước…

Dự án gồm các hạng mục: Bạt mái taluy giảm tải phía trên đỉnh đồi; tường chắn rọ đá dưới chân; rãnh thu nước, mương biên thu nước…

 Bạt núi, giật mái taluy thành 9 cấp

Bạt núi, giật mái taluy thành 9 cấp

Làm tường chắn rọ đá dưới chân núi

Làm tường chắn rọ đá dưới chân núi

Công nhân đang thi mông mương biên thu nước

 Trước những thông tin của dư luận thắc mắc tại sao không di dời 5 hộ dân đến nơi an toàn mà chi lại sử dụng 14 tỷ để chỉ bảo vệ cho 5 hộ dân, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư huyện Sơn Hà – Chủ đầu tư dự án cho biết, ngoài 5 hộ dân dưới chân núi, thì đây là vị trí đi qua của tuyến đường độc đạo ĐH77, nối trung tâm thị trấn Di Lăng, với người dân xã Sơn Bao và hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi là hồ Nước Trong. Vì vậy, việc triển khai dự án vừa là bảo vệ cho các hộ dân dưới chân núi nhưng cũng đồng thời bảo vệ tuyến ĐH77 không bị chia cắt, kịp thời triển khai các biện pháp, để bảo vệ công trình hồ chứa Nước Trong khi có tình huống xảy ra, đặc biệt là trong mùa mưa lũ, bão.

Trước những thông tin của dư luận thắc mắc tại sao không di dời 5 hộ dân đến nơi an toàn mà chi lại sử dụng 14 tỷ để chỉ bảo vệ cho 5 hộ dân, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư huyện Sơn Hà – Chủ đầu tư dự án cho biết, ngoài 5 hộ dân dưới chân núi, thì đây là vị trí đi qua của tuyến đường độc đạo ĐH77, nối trung tâm thị trấn Di Lăng, với người dân xã Sơn Bao và hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi là hồ Nước Trong. Vì vậy, việc triển khai dự án vừa là bảo vệ cho các hộ dân dưới chân núi nhưng cũng đồng thời bảo vệ tuyến ĐH77 không bị chia cắt, kịp thời triển khai các biện pháp, để bảo vệ công trình hồ chứa Nước Trong khi có tình huống xảy ra, đặc biệt là trong mùa mưa lũ, bão.

 Cũng theo chủ đầu tư dự án, huyện Sơn Hà đã tính đến chuyện di dời 5 hộ dân đến nơi tái định cư mới an toàn, nhưng khi lấy ý kiến người dân thì có 2/5 hộ không đồng ý di dời.

Cũng theo chủ đầu tư dự án, huyện Sơn Hà đã tính đến chuyện di dời 5 hộ dân đến nơi tái định cư mới an toàn, nhưng khi lấy ý kiến người dân thì có 2/5 hộ không đồng ý di dời.

 Bên cạnh đó, qua kiểm tra, khảo sát thực trạng tại núi Van Cà Vãi và tham vấn ý kiến các cơ quan, chuyên gia có chuyên môn thì xác định thực hiện bạt núi khẩn chấp chống sạt lở là phương án tối ưu.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra, khảo sát thực trạng tại núi Van Cà Vãi và tham vấn ý kiến các cơ quan, chuyên gia có chuyên môn thì xác định thực hiện bạt núi khẩn chấp chống sạt lở là phương án tối ưu.

Công trình đang được khẩn trương thi công, tuy nhiên khó đảm bảo về đích trước 31/10/2024 do thời tiết mưa kéo dài.

Công trình đang được khẩn trương thi công, tuy nhiên khó đảm bảo về đích trước 31/10/2024 do thời tiết mưa kéo dài.

 Núi Van Cà Vãi cao 54m. Đầu năm 2021, núi Van Cà Vãi bị sạt lở. Tháng 6/2021, huyện Sơn Hà đã đầu tư 3 tỷ đồng để thi công khẩn cấp chống sạt lở. Tháng 10/2022, dự án hoàn thành. Tuy nhiên, mùa mưa năm 2023, núi Van Cà Vãi tiếp tục sạt lở.

Núi Van Cà Vãi cao 54m. Đầu năm 2021, núi Van Cà Vãi bị sạt lở. Tháng 6/2021, huyện Sơn Hà đã đầu tư 3 tỷ đồng để thi công khẩn cấp chống sạt lở. Tháng 10/2022, dự án hoàn thành. Tuy nhiên, mùa mưa năm 2023, núi Van Cà Vãi tiếp tục sạt lở.

Toàn cảnh công trình chống sạt lở núi Van Cà Vãi (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi).

Toàn cảnh công trình chống sạt lở núi Van Cà Vãi (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi).

Bài và ảnh: Vũ Lê

Vũ Lê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/quang-ngai-can-canh-du-an-chong-sat-lo-nui-van-ca-vai-352138.html