Quảng Ninh hiện đại hóa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 vào năm 2021 để tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được Quảng Ninh triển khai thí điểm từ tháng 7-2016 ở 14 sở, ngành và ba địa phương (TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và thị xã Quảng Yên).

Hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: QUANG VINH

Hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: QUANG VINH

Tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 vào năm 2021 để tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được Quảng Ninh triển khai thí điểm từ tháng 7-2016 ở 14 sở, ngành và ba địa phương (TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và thị xã Quảng Yên).

Từ hiệu quả của dịch vụ, sau hai tháng thí điểm, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai dịch vụ đến tất cả các sở, ban, ngành và các địa phương trên địa bàn. Sau hơn bốn năm hoạt động, hệ thống dịch vụ công trực tuyến mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận với việc xây dựng được hệ thống cung cấp dịch vụ công tập trung của ba cấp chính quyền, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức
độ 2. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là 1.552, đạt 89,9%. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp là 621, đạt 36%; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 được cung cấp là 931, đạt 53,9%.

Để đạt được mục tiêu cung cấp 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020 và phấn đấu hầu hết các dịch vụ công trong năm 2021, tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch triển khai biên lai/hóa đơn điện tử cho Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Tỉnh đang phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ và Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông để hoàn thiện kết nối các trung gian thanh toán vào Cổng dịch vụ công của tỉnh để phục vụ, hỗ trợ tốt nhất người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trong năm 2021, tỉnh sẽ tập trung tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến để tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ thông qua mã số biên nhận và có thể nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Tỉnh Đắk Nông hiện có tỷ lệ che phủ rừng thấp hơn mức bình quân của cả nước, năm 2019 là 37,9%. Theo thống kê của ngành chức năng, từ tháng 5-2014 đến hết năm 2019, tỉnh đã phát hiện, lập biên bản xử lý gần 2.300 vụ phá rừng trái phép với diện tích gần 1.100 ha. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, từ năm 2010 đến năm 2019, diện tích rừng trong tỉnh đã giảm hơn 41 nghìn héc-ta, tỷ lệ che phủ giảm từ 44,2% xuống còn 37,9%, trữ lượng gỗ giảm gần 8%.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều nỗ lực khắc phục những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, như ứng dụng công nghệ thông tin, hình ảnh vệ tinh và tăng cường quản lý, gắn với trách nhiệm của các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng kiểm lâm trong quản lý, bảo vệ rừng. Các số liệu liên quan đến rừng sát với diễn biến trên thực tế, không có sự chênh lệch nhiều như trước. Các vụ phá rừng, dù quy mô lớn hoặc nhỏ, đều được phát hiện, báo cáo và phối hợp xử lý kịp thời. Các ngành chức năng đang triển khai nhiều giải pháp để xác định rõ ranh giới rừng, đất rừng được giao cho các doanh nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý, bảo vệ. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỉnh Đắk Nông sẽ cơ bản hoàn thành việc cắm mốc, xác định ranh giới rừng, đất rừng. Các ngành chức năng sẽ đôn đốc các doanh nghiệp tư nhân được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp sớm hoàn thành nội dung này.

Để nâng cao độ che phủ rừng, tỉnh quyết liệt thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển trữ lượng diện tích rừng hiện có, giảm việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng; tập trung trồng rừng sản xuất và đề án nông lâm kết hợp. Bên cạnh việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, trong 5 năm tới, tỉnh Đắk Nông phải trồng ít nhất 10.000 ha rừng mới để nâng độ che phủ rừng hiện nay từ 37,9% lên 40% vào năm 2025.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/quang-ninh-hien-dai-hoa-viec-cung-cap-dich-vu-cong-truc-tuyen--623630/