Rác thải và quán cóc, hàng rong bủa vây các nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tình trạng hàng loạt dịch vụ ăn theo tiếp tục phát triển và bủa vây nhiều ga dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt trong nhiều năm nay.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, kéo dài hơn 13km đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2021, được kỳ vọng là một giải pháp giao thông hiệu quả cho người dân. Tuy nhiên, do thiếu sự đồng bộ trong quản lý không gian, nhiều quán trà đá và hàng rong mọc lên san sát dọc tuyến đường. Tình trạng này không chỉ gây cản trở cho người đi bộ mà còn làm mất mỹ quan đô thị.

Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng ngày 23/10, tại khu vực ga Phùng Khoang, hàng loạt quán nước giải khát vỉa hè, quán xôi mọc lên ngay dưới chân lối lên xuống của nhà ga

Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng ngày 23/10, tại khu vực ga Phùng Khoang, hàng loạt quán nước giải khát vỉa hè, quán xôi mọc lên ngay dưới chân lối lên xuống của nhà ga

Ngoài ra, ga Phùng Khoang còn nổi tiếng với các quán ốc ngon. Khi lượng khách tăng, các chủ quán thường bày bàn ghế chiếm gần hết lối đi bộ. Sau giờ kinh doanh, rác thải, đặc biệt là túi thực phẩm thừa, bị vứt bừa bãi ra đường, khiến khu vực này trở nên nhếch nhác, rác vương vãi khắp nơi.

Ngoài ra, ga Phùng Khoang còn nổi tiếng với các quán ốc ngon. Khi lượng khách tăng, các chủ quán thường bày bàn ghế chiếm gần hết lối đi bộ. Sau giờ kinh doanh, rác thải, đặc biệt là túi thực phẩm thừa, bị vứt bừa bãi ra đường, khiến khu vực này trở nên nhếch nhác, rác vương vãi khắp nơi.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Gia Huy - người dân cư trú tại La Khê, Hà Đông cho biết: “Kể từ ngày tuyến Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động, lượng người dân đổ về ga Văn Khê tăng so với trước đây. Vì vậy, nhiều hàng quán cũng tận dụng thời gian này để kinh doanh. Hàng quán đua nhau mọc lên khiến cho khu vực trở nên lộn xộn vô cùng, nhiều khi đang đứng chờ xe bus dưới ga tàu mà còn phải né ra cho khách hàng ra vào quán ăn”.

Không chỉ vậy, trong những năm qua, tình trạng chiếm dụng mặt bằng tại nhiều nhà ga dọc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn diễn ra thường xuyên. Do thiếu bãi gửi xe, nhiều người dân đã đỗ xe máy và ô tô ngay dưới chân cầu, điều này không chỉ gây cản trở lối đi bộ mà còn làm gia tăng nguy cơ trộm cắp do thiếu sự giám sát.

Mặc dù đã có cảnh báo về nguy cơ mất cắp, nhiều người vẫn ngang nhiên biến khu vực dành cho người đi bộ thành bãi đỗ xe tự phát.

Mặc dù đã có cảnh báo về nguy cơ mất cắp, nhiều người vẫn ngang nhiên biến khu vực dành cho người đi bộ thành bãi đỗ xe tự phát.

Không chỉ xe máy, nhiều ô tô cũng lấn chiếm lề đường để đỗ bừa bãi. Các xe được đỗ một cách vô trật tự, không theo bất kỳ quy định hay hướng nào.

Không chỉ xe máy, nhiều ô tô cũng lấn chiếm lề đường để đỗ bừa bãi. Các xe được đỗ một cách vô trật tự, không theo bất kỳ quy định hay hướng nào.

Đáng chú ý, khu vực dưới chân nhiều nhà ga dọc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã trở thành điểm tập kết rác thải của người dân địa phương. Hàng loạt xe rác ùn ứ, chất đầy rác sinh hoạt, bốc mùi hôi thối suốt cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh và hình ảnh của hệ thống giao thông công cộng hiện đại.

Tại chân ga La Khê, mặc dù đã có biển báo cấm đổ rác, người dân vẫn ngang nhiên vứt rác ngay dưới biển cảnh báo. Nhiều đoạn tường đã chuyển màu đục do nước thải từ các túi rác tràn ra, làm bẩn và ố màu.

Tại chân ga La Khê, mặc dù đã có biển báo cấm đổ rác, người dân vẫn ngang nhiên vứt rác ngay dưới biển cảnh báo. Nhiều đoạn tường đã chuyển màu đục do nước thải từ các túi rác tràn ra, làm bẩn và ố màu.

Tại Ga Thượng Đình, tình trạng rác thải cũng không khá hơn là bao khi người dân tận dụng chân nhà ga làm điểm tập kết rác thải sinh hoạt hằng ngày.

Tại Ga Thượng Đình, tình trạng rác thải cũng không khá hơn là bao khi người dân tận dụng chân nhà ga làm điểm tập kết rác thải sinh hoạt hằng ngày.

Là một công nhân vệ sinh lâu năm trên tuyến đường này, chị Phùng Thị Hường (36 tuổi) rất bức xúc với tình trạng trên: “Chỗ này không phải chỗ để người dân tập kết rác, không ai cho đổ ở đây hết nhưng người dân cứ mang rác ra đây để. Bao nhiêu là rác, ngày nào tôi cũng dọn, rác cứ chất đống lên không thể dọn hết được. Giờ có bực mình thì tôi cũng phải dọn sạch sẽ thôi chứ biết làm sao bây giờ”.

Là một công nhân vệ sinh lâu năm trên tuyến đường này, chị Phùng Thị Hường (36 tuổi) rất bức xúc với tình trạng trên: “Chỗ này không phải chỗ để người dân tập kết rác, không ai cho đổ ở đây hết nhưng người dân cứ mang rác ra đây để. Bao nhiêu là rác, ngày nào tôi cũng dọn, rác cứ chất đống lên không thể dọn hết được. Giờ có bực mình thì tôi cũng phải dọn sạch sẽ thôi chứ biết làm sao bây giờ”.

Nhiều túi rác bị vứt bừa bãi xuống lòng đường, trong đó có những túi buộc không chặt, khiến chất thải đổ ra khắp nơi.

Nhiều túi rác bị vứt bừa bãi xuống lòng đường, trong đó có những túi buộc không chặt, khiến chất thải đổ ra khắp nơi.

Nước thải từ các túi rác chảy ra lòng đường, phát tán mùi hôi thối khó chịu, khiến người dân qua lại ở những đoạn đường này đều cảm thấy vô cùng bất tiện.

Nước thải từ các túi rác chảy ra lòng đường, phát tán mùi hôi thối khó chịu, khiến người dân qua lại ở những đoạn đường này đều cảm thấy vô cùng bất tiện.

Nhiều mảnh kính vỡ bị vứt bừa bãi, không được bọc kín khiến người dân sống quanh đây lo lắng khi trẻ con đi học về.

Nhiều mảnh kính vỡ bị vứt bừa bãi, không được bọc kín khiến người dân sống quanh đây lo lắng khi trẻ con đi học về.

Chị Phạm Thị Bình (trú tại quận Hà Đông) cho biết: “Cuối tuần, mình thường di chuyển bằng đường sắt Cát Linh – Hà Đông để đi chơi, tuy nhiên cứ chạy xuống chân các nhà ga thì mình thấy vô cùng hụt hẫng vì mức độ vệ sinh tại ga không đảm bảo. Nhiều người thiếu ý thức sẵn sàng xú uế, vứt rác bừa bãi tại chân ga”.

Theo số liệu thống kê cho thấy lượng hành khách đã giảm hơn khá nhiều sau khi chính thức đi vào khai thác thương mại. Cụ thể, theo dữ liệu được công bố trong 3 ngày bình thường (từ 22 đến 24/11/ 2023), lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông giảm hơn 50% so với ngày đầu khai thác thương mại. Và điều này cũng có thể dễ hiểu hơn khi những hình ảnh xấu xí như vẫn còn tồn tại xung quanh các nhà ga của công trình nghìn tỷ - dự án đường sắt trên cao đầu tiên của Thủ đô.

Lệ Quyên - Khánh Ly

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/rac-thai-va-quan-coc-hang-rong-bua-vay-cac-nha-ga-tuyen-duong-sat-cat-linh-ha-dong-172241024152500538.htm