Rộn ràng lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm

Tết Katê, lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn là dịp để mọi người tưởng nhớ các vị thần, vị vua, tổ tiên và cầu mong sức khỏe, bình an.

Những ngày đầu tháng 7 lịch Chăm, không khí rộn ràng, vui tươi của lễ hội Katê ngập tràn đời sống của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Năm nay, lễ hội Katê diễn ra từ ngày 1-3/10, tại các khu vực đền, tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận lại tràn ngập sắc màu khi đông đảo đồng bào Chăm từ khắp mọi miền đổ về tham dự.

Những ngày đầu tháng 7 lịch Chăm, không khí rộn ràng, vui tươi của lễ hội Katê ngập tràn đời sống của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Năm nay, lễ hội Katê diễn ra từ ngày 1-3/10, tại các khu vực đền, tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận lại tràn ngập sắc màu khi đông đảo đồng bào Chăm từ khắp mọi miền đổ về tham dự.

Rạng sáng ngày 2/10, hàng chục nghìn người đổ về khu tháp Po Klong Garai (TP.Phan Rang - Tháp Chàm) để dự lễ chính Tết Katê. Từ sáng sớm, con đường dẫn tháp Po Klong Garai đã chật cứng người đi lễ. Vào lễ hội Katê, người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi cũng trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.

Rạng sáng ngày 2/10, hàng chục nghìn người đổ về khu tháp Po Klong Garai (TP.Phan Rang - Tháp Chàm) để dự lễ chính Tết Katê. Từ sáng sớm, con đường dẫn tháp Po Klong Garai đã chật cứng người đi lễ. Vào lễ hội Katê, người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi cũng trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.

Khoác lên trang phục truyền thống, đồng bào Chăm duyên dáng với những chiếc khăn bay phấp phới, rảo bước trên bậc tam cấp đến những ngôi tháp uy nghiêm, cổ kính. Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm, cần hội tụ áo dài, váy, dây thắt lưng chéo, dây thắt lưng ngang, khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng.

Khoác lên trang phục truyền thống, đồng bào Chăm duyên dáng với những chiếc khăn bay phấp phới, rảo bước trên bậc tam cấp đến những ngôi tháp uy nghiêm, cổ kính. Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm, cần hội tụ áo dài, váy, dây thắt lưng chéo, dây thắt lưng ngang, khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng.

“Em mong muốn bản sắc văn hóa của dân tộc mình được mọi người biết tới”, Đàng Quyên, học sinh ở huyện Ninh Phước, niềm nở khi cùng gia đình dự lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Những ngày này, Quyên cùng gia đình trang hoàng lại nhà cửa, sắm sửa lễ vật dâng lên các vị thần linh, tổ tiên cầu mong sức khỏe, bình an. Lễ vật phía dưới tháp tùy tâm mỗi gia đình như cơm, canh, gà, trái cây, bánh kẹo,...

“Em mong muốn bản sắc văn hóa của dân tộc mình được mọi người biết tới”, Đàng Quyên, học sinh ở huyện Ninh Phước, niềm nở khi cùng gia đình dự lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Những ngày này, Quyên cùng gia đình trang hoàng lại nhà cửa, sắm sửa lễ vật dâng lên các vị thần linh, tổ tiên cầu mong sức khỏe, bình an. Lễ vật phía dưới tháp tùy tâm mỗi gia đình như cơm, canh, gà, trái cây, bánh kẹo,...

Tại Ninh Thuận, lễ chính được tổ chức tại ba khu vực đền, tháp Chăm gồm Tháp Pô Klong Garai, Tháp Pô Rômê và Đền Pô Inư Nưgar vào sáng 2/10, và tiếp tục diễn ra tại các làng, tộc họ và gia đình đồng bào Chăm Bàlamôn những ngày sau đó. Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận bày tỏ nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các cấp chính quyền, bà con đã tổ chức Lễ hội Katê ngày càng trang trọng, quy mô, qua đó tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng cũng như đồng bào cả tỉnh nói chung.

Tại Ninh Thuận, lễ chính được tổ chức tại ba khu vực đền, tháp Chăm gồm Tháp Pô Klong Garai, Tháp Pô Rômê và Đền Pô Inư Nưgar vào sáng 2/10, và tiếp tục diễn ra tại các làng, tộc họ và gia đình đồng bào Chăm Bàlamôn những ngày sau đó. Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận bày tỏ nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các cấp chính quyền, bà con đã tổ chức Lễ hội Katê ngày càng trang trọng, quy mô, qua đó tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng cũng như đồng bào cả tỉnh nói chung.

Theo phong tục, trước lễ chính một ngày, đồng bào Chăm sẽ thực hiện các nghi thức truyền thống, đón và rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar về đền thờ để chuẩn bị phục vụ các nghi thức chính của lễ hội Katê. Chiều 1/10, tại thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), đồng bào Chăm đã đón y trang được đồng bào Raglai (xã Phước Hà, huyện Thuận Nam) đưa xuống.

Theo phong tục, trước lễ chính một ngày, đồng bào Chăm sẽ thực hiện các nghi thức truyền thống, đón và rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar về đền thờ để chuẩn bị phục vụ các nghi thức chính của lễ hội Katê. Chiều 1/10, tại thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), đồng bào Chăm đã đón y trang được đồng bào Raglai (xã Phước Hà, huyện Thuận Nam) đưa xuống.

Theo truyền thuyết, nữ thần Pô Inư Nưgar, hay thần Mẹ xứ sở là người dạy đồng bào Chăm trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, giúp người dân có cuộc sống no ấm. Người Chăm và Raglai là chị em ruột, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Bởi chế độ mẫu hệ, nên con gái út thừa kế tài sản và phụ trách thờ cúng tổ tiên. Do vậy tất cả những y trang của các vua, thần đều do người Raglai giữ và chỉ mang xuống vào các dịp lễ hội Katê hay cúng đầu năm mới.

Theo truyền thuyết, nữ thần Pô Inư Nưgar, hay thần Mẹ xứ sở là người dạy đồng bào Chăm trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, giúp người dân có cuộc sống no ấm. Người Chăm và Raglai là chị em ruột, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Bởi chế độ mẫu hệ, nên con gái út thừa kế tài sản và phụ trách thờ cúng tổ tiên. Do vậy tất cả những y trang của các vua, thần đều do người Raglai giữ và chỉ mang xuống vào các dịp lễ hội Katê hay cúng đầu năm mới.

Sau nghi lễ đón rước y trang, đồng bào Chăm biểu diễn chương trình nghệ thuật, múa quạt duyên dáng trong tiếng trống Paranưng bập bùng và tiếng kèn Saranai réo rắt, mời gọi du khách cùng hòa chung không khí vui tươi. Ninh Thuận hiện có hơn 50.000 đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, sinh sống tại các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và TP.Phan Rang-Tháp Chàm. Những năm gần đây, nhờ đời sống kinh tế - xã hội không ngừng được nâng cao, việc tổ chức lễ hội Katê thêm phần đầm ấm.

Sau nghi lễ đón rước y trang, đồng bào Chăm biểu diễn chương trình nghệ thuật, múa quạt duyên dáng trong tiếng trống Paranưng bập bùng và tiếng kèn Saranai réo rắt, mời gọi du khách cùng hòa chung không khí vui tươi. Ninh Thuận hiện có hơn 50.000 đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, sinh sống tại các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và TP.Phan Rang-Tháp Chàm. Những năm gần đây, nhờ đời sống kinh tế - xã hội không ngừng được nâng cao, việc tổ chức lễ hội Katê thêm phần đầm ấm.

Đến phần lễ chính vào sáng 2/10, các đền, tháp Chăm đã diễn ra những nghi lễ trang trọng bên cạnh lễ rước y trang lên tháp như lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục và đại lễ. Dịp này, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận tặng quà chúc mừng đồng bào Chăm, mong muốn đồng bào tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy các hoạt động văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm, hòa cùng văn hóa các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Đến phần lễ chính vào sáng 2/10, các đền, tháp Chăm đã diễn ra những nghi lễ trang trọng bên cạnh lễ rước y trang lên tháp như lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục và đại lễ. Dịp này, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận tặng quà chúc mừng đồng bào Chăm, mong muốn đồng bào tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy các hoạt động văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm, hòa cùng văn hóa các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Với ý nghĩa văn hóa - lịch sử quan trọng, “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” đã được đưa vào danh mục là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017, góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh của tỉnh Ninh Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.

Với ý nghĩa văn hóa - lịch sử quan trọng, “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” đã được đưa vào danh mục là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017, góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh của tỉnh Ninh Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/ron-rang-le-hoi-kate-cua-dong-bao-dan-toc-cham-20241002152755761.htm