Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập tam trại

Ngày 9/5, tại Hà Nội, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 980 Thập tam trại.

Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), tiến tới kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), 62 năm Ngày thành lập quận (31/5/1961-31/5/2023), 62 năm Ngày thành lập Đảng bộ quận (9/6/1961-9/6/2023).

Lễ cung rước kiệu Thánh từ đình Vĩnh Phúc 2 đến chân đền núi Sưa (nằm trong Công viên Bách Thảo ngày nay).

Lễ cung rước kiệu Thánh từ đình Vĩnh Phúc 2 đến chân đền núi Sưa (nằm trong Công viên Bách Thảo ngày nay).

Thập tam trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long xưa. Thập tam trại ngày nay bao gồm 14 trại, trong đó có 13 trại thuộc quận Ba Đình: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ và trại Hào Nam (quận Đống Đa).

Thập tam trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long xưa. Thập tam trại ngày nay bao gồm 14 trại, trong đó có 13 trại thuộc quận Ba Đình: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ và trại Hào Nam (quận Đống Đa).

Lễ hội được quận tổ chức nhằm tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Quý Công (Hoàng Phúc Trung) hay còn gọi là ông Hoàng Lệ Mật, vị công thần triều Lý, người làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên) có công khai khẩn vùng đất hoang phía tây kinh thành Thăng Long, tạo nên vùng nông nghiệp trù phú với địa danh Thập tam trại.

Lễ hội được quận tổ chức nhằm tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Quý Công (Hoàng Phúc Trung) hay còn gọi là ông Hoàng Lệ Mật, vị công thần triều Lý, người làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên) có công khai khẩn vùng đất hoang phía tây kinh thành Thăng Long, tạo nên vùng nông nghiệp trù phú với địa danh Thập tam trại.

Tương truyền, Vào đời vua Lý Thái Tông (1028-1054), ở làng Lệ Mật có một cặp vợ chồng sinh được một người con trai vào năm Bính Dần (1026), năm 13 tuổi đặt tên là Quý Công, năm 16 tuổi đã trở thành người tài giỏi xuất sắc hơn người, sức mạnh tuyệt vời, là giám quan trong triều.

Tương truyền, Vào đời vua Lý Thái Tông (1028-1054), ở làng Lệ Mật có một cặp vợ chồng sinh được một người con trai vào năm Bính Dần (1026), năm 13 tuổi đặt tên là Quý Công, năm 16 tuổi đã trở thành người tài giỏi xuất sắc hơn người, sức mạnh tuyệt vời, là giám quan trong triều.

Khi ấy, trong triều có công chúa cả nhan sắc tuyệt đẹp, một ngày đi chơi sông Thiên Đức bị đắm thuyền chết đuối, nhà vua sai các thuyền đi tìm nhưng không thấy. Quý Công một mình liều thân lặn xuống đáy sông, giao đấu với các loại thủy quái tìm được xác công chúa đưa lên bờ.

Khi ấy, trong triều có công chúa cả nhan sắc tuyệt đẹp, một ngày đi chơi sông Thiên Đức bị đắm thuyền chết đuối, nhà vua sai các thuyền đi tìm nhưng không thấy. Quý Công một mình liều thân lặn xuống đáy sông, giao đấu với các loại thủy quái tìm được xác công chúa đưa lên bờ.

Vua thấy ông là người tài giỏi lập tức ban thưởng tước lộc, phong làm Thái giám nội thị tự khanh, thưởng vàng 100 cân, lụa 100 tấm gọi là ân thưởng nhưng ông không nhận, ông làm tờ biểu tâu Vua cho dân nghèo ở bản quán được phân bổ về phía tây thành Thăng Long, phía sau chùa Bảo Tự, lập thành 13 trại, mở mang nghề nông nghiệp trồng rau, trồng hoa, trồng cây thuốc nam.

Vua thấy ông là người tài giỏi lập tức ban thưởng tước lộc, phong làm Thái giám nội thị tự khanh, thưởng vàng 100 cân, lụa 100 tấm gọi là ân thưởng nhưng ông không nhận, ông làm tờ biểu tâu Vua cho dân nghèo ở bản quán được phân bổ về phía tây thành Thăng Long, phía sau chùa Bảo Tự, lập thành 13 trại, mở mang nghề nông nghiệp trồng rau, trồng hoa, trồng cây thuốc nam.

Quý Công mất vào năm Kỷ Hợi (1119) ở độ tuổi 93. Vua vô cùng thương tiếc vị công thần, bèn thưởng lụa là, sai quần thần đưa thi hài về bản quán ở Lệ Mật. Việc chưa xong đã thấy đùn thành mộ thiêng, theo dân gian truyền nằm ở gần khu vực Núi Cung, phường Liễu Giai ngày nay.

Quý Công mất vào năm Kỷ Hợi (1119) ở độ tuổi 93. Vua vô cùng thương tiếc vị công thần, bèn thưởng lụa là, sai quần thần đưa thi hài về bản quán ở Lệ Mật. Việc chưa xong đã thấy đùn thành mộ thiêng, theo dân gian truyền nằm ở gần khu vực Núi Cung, phường Liễu Giai ngày nay.

Vua bèn cấp cho dân các trại 300 quan tiền để làm tiền hương hỏa, cho dân các trại lập miếu, đền để tế tự, muôn đời cúng lễ. Hằng năm, cứ vào ngày 23/3 Âm lịch, người dân Thập tam trại lại tổ chức mừng ngày đức “Thánh Tổ” họ Hoàng đưa dân sang khai hoang lập ấp phía tây kinh thành: “Nhớ ngày hai ba tháng ba/Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê/Kinh quán cựu quán đề huề/Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây”.

Vua bèn cấp cho dân các trại 300 quan tiền để làm tiền hương hỏa, cho dân các trại lập miếu, đền để tế tự, muôn đời cúng lễ. Hằng năm, cứ vào ngày 23/3 Âm lịch, người dân Thập tam trại lại tổ chức mừng ngày đức “Thánh Tổ” họ Hoàng đưa dân sang khai hoang lập ấp phía tây kinh thành: “Nhớ ngày hai ba tháng ba/Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê/Kinh quán cựu quán đề huề/Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây”.

Tiếng trống hội hào hùng chào mừng chương trình khai mạc Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập tam trại.

Tiếng trống hội hào hùng chào mừng chương trình khai mạc Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập tam trại.

Màn sử thi, tôn vinh công tích đức thánh tổ Hoàng Phúc Trung và sự hình thành Thập tam trại được các nghệ sĩ trình diễn tại lễ kỷ niệm.

Màn sử thi, tôn vinh công tích đức thánh tổ Hoàng Phúc Trung và sự hình thành Thập tam trại được các nghệ sĩ trình diễn tại lễ kỷ niệm.

Nghi thức cung nghinh Thánh giá từ 13 trại của quận Ba Đình và trại Hào Nam quận Đống Đa.

Nghi thức cung nghinh Thánh giá từ 13 trại của quận Ba Đình và trại Hào Nam quận Đống Đa.

Lễ hội được tổ chức trang trọng với đẩy đủ nghi lễ truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống nhân dân, qua đó tạo nên sức mạnh đoàn kết, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử anh hùng.

Lễ hội được tổ chức trang trọng với đẩy đủ nghi lễ truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống nhân dân, qua đó tạo nên sức mạnh đoàn kết, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử anh hùng.

Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau, từ đó góp phần nâng cao về nhận thức, trách nhiệm các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện tốt công tác giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa của dân tộc.

Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau, từ đó góp phần nâng cao về nhận thức, trách nhiệm các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện tốt công tác giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa của dân tộc.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-ron-rang-le-hoi-ky-niem-980-nam-thap-tam-trai-post751823.html