Sao chổi có đuôi dài 11 triệu dặm bất ngờ rực sáng khi tiến gần Mặt trời
Sau khi sượt qua Trái đất, sao chổi Swan (C/2020 F8)- Thiên Nga bất ngờ rực sáng khi tiến gần Mặt trời.
Sao chổi Swan rực sáng màu xanh ngọc với cái đuôi dài 11 triệu dặm (17,7 triệu km) sẽ được nhìn thấy trên bầu trời đêm từ tối 15/5 và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, Dialymail dẫn thông tin từ các nhà thiên văn học cho biết.
Sao chổi được phát hiện vào tháng 4 bởi nhà thiên văn học Michael Mattiazzo từ Úc, đã đi qua Trái đất đang tiến gần Mặt trời.
Theo các nhà thiên văn, Swan sẽ được xem tốt nhất từ bán cầu Nam, nhưng ở bán cầu Bắc vẫn có thể nhìn thấy nó ở vị trí thấp trên đường chân trời trong những giờ trước bình minh.
Swan hiện cách Trái Đất khoảng 53 triệu dặm, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Hiện Swan đang di chuyển trên bầu trời từ phía Nam đến phía Bắc, khả năng sẽ sáng hơn vào cuối tháng 5, nếu nó còn tồn tại.
Càng nhiều vật chất được đẩy ra từ sao chổi khi nó nóng vì đến gần Mặt trời, nó càng phản chiếu ánh sáng Mặt trời nhiều hơn và càng nhìn rõ hơn. Swan hiện có cường độ sáng 5,4 nhưng có thể đạt tới cường độ 3 vào cuối tháng 5.
Cũng theo các nhà thiên văn, sao chổi rất mong manh và thường vỡ tan khi chúng đến gần Mặt trời - điều đã xảy ra với sao chổi ATLAS vào tháng trước, sau khi nó cũng được dự đoán sẽ trở nên rất sáng.
Sao chổi Swan hiện đang bước vào 'vùng nguy hiểm' và sẽ đến điểm gần Mặt trời nhất vào ngày 27/5.
Nếu nó sống sót, nó sẽ trở nên rõ hơn ở bán cầu Bắc, chuyển sang bầu trời buổi tối và cao hơn đường chân trời, các nhà thiên văn dự đoán.
Nick James, Giám đốc Bộ phận Sao chổi tại Hiệp hội Thiên văn học Anh, cho biết, có thể xảy ra những điều thường khi sao chổi tiến gần Mặt trời. Nó sẽ đột nhiên trở nên sáng hoặc thậm chí tan vỡ hoàn toàn.