Số phận của dàn tàu chiến Liên Xô đổi cho Pepsi để lấy… nước ngọt

Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã đổi một loạt tàu chiến, tàu ngầm cho tập đoàn Pepsi lấy... nước ngọt. Khi đó, nếu coi Pepsi là một quốc gia, đây sẽ là đất nước có sức mạnh hải quân thứ 6 thế giới.

Từ những năm 1959, Tổng thống Dwight Eissenhower lúc bấy giờ của Mỹ đã muốn xâm lấn văn hóa Mỹ vào Liên Xô. Và cách thức đơn giản bậc nhất để thực hiện điều này chính là làm người dân Liên Xô "nghiện" nước ngọt có gas của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Từ những năm 1959, Tổng thống Dwight Eissenhower lúc bấy giờ của Mỹ đã muốn xâm lấn văn hóa Mỹ vào Liên Xô. Và cách thức đơn giản bậc nhất để thực hiện điều này chính là làm người dân Liên Xô "nghiện" nước ngọt có gas của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhiều năm sau, người Mỹ đã thành công khi dân Liên Xô càng ngày càng hâm mộ Pepsi của Mỹ. Tuy nhiên đồng Rúp của Liên Xô khi này lại không được coi là có giá trị trên thị trường quốc tế và đặc biệt là đồng Rúp Nga không thể mua được Pepsi Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Nhiều năm sau, người Mỹ đã thành công khi dân Liên Xô càng ngày càng hâm mộ Pepsi của Mỹ. Tuy nhiên đồng Rúp của Liên Xô khi này lại không được coi là có giá trị trên thị trường quốc tế và đặc biệt là đồng Rúp Nga không thể mua được Pepsi Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Kết quả là Pepsi đã sử dụng một loại đơn vị tiền tệ đặc biệt, được cả thế giới chấp nhận mà Liên Xô lại có sẵn - đó là rượu Vodka. Người Liên Xô đã từng đổi Vodka với Pepsi trong nhiều năm trời. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kết quả là Pepsi đã sử dụng một loại đơn vị tiền tệ đặc biệt, được cả thế giới chấp nhận mà Liên Xô lại có sẵn - đó là rượu Vodka. Người Liên Xô đã từng đổi Vodka với Pepsi trong nhiều năm trời. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới cuối thập niên 80, các chuyên gia của Liên Xô nhận thấy rằng dự trữ Pepsi của họ đang cạn dần. Và một lần nữa quy luật kinh tế lại khiến người Liên Xô ngỡ ngàng. Rượu Vodka của họ đã... mất giá và không thể đổi ngang với Pepsi như trước. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới cuối thập niên 80, các chuyên gia của Liên Xô nhận thấy rằng dự trữ Pepsi của họ đang cạn dần. Và một lần nữa quy luật kinh tế lại khiến người Liên Xô ngỡ ngàng. Rượu Vodka của họ đã... mất giá và không thể đổi ngang với Pepsi như trước. Nguồn ảnh: Pinterest.

Moscow đã đưa ra một quyết định khiến nhiều người phải ngỡ ngàng đến tận bây giờ. Đó là đổi 17 tàu chiến trong đó bao gồm tàu ngầm, tuần dương hạm, khinh hạm và khu trục hạm lấy nước ngọt Pepsi. Nguồn ảnh: Pinterest.

Moscow đã đưa ra một quyết định khiến nhiều người phải ngỡ ngàng đến tận bây giờ. Đó là đổi 17 tàu chiến trong đó bao gồm tàu ngầm, tuần dương hạm, khinh hạm và khu trục hạm lấy nước ngọt Pepsi. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tất nhiên là người Liên Xô sẽ chỉ chuyển giao cho Pepsi những tàu chiến đã quá niên hạn của họ và các loại phương tiện này sẽ bị tháo hết mọi trang vị vũ khí. Tuy nhiên chỉ ngần đó thôi cũng đủ để biến Pepsi bỗng chốc trở thành một "cường quốc" hải quân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tất nhiên là người Liên Xô sẽ chỉ chuyển giao cho Pepsi những tàu chiến đã quá niên hạn của họ và các loại phương tiện này sẽ bị tháo hết mọi trang vị vũ khí. Tuy nhiên chỉ ngần đó thôi cũng đủ để biến Pepsi bỗng chốc trở thành một "cường quốc" hải quân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo tỷ giá của thời bấy giờ được các chuyên gia Mỹ tính toán, tổng cộng 17 tàu chiến của Liên Xô có giá lên tới... 3 tỷ USD - một con số khổng lồ. Tuy nhiên những tàu chiến này do đã hết niên hạn lại được chính Hải quân Liên Xô định giá khá rẻ mạt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo tỷ giá của thời bấy giờ được các chuyên gia Mỹ tính toán, tổng cộng 17 tàu chiến của Liên Xô có giá lên tới... 3 tỷ USD - một con số khổng lồ. Tuy nhiên những tàu chiến này do đã hết niên hạn lại được chính Hải quân Liên Xô định giá khá rẻ mạt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu coi Pepsi là một quốc gia có chủ quyền, chỉ sau một hợp đồng bán nước ngọt, họ đã trở thành đất nước có sức mạnh hải quân đứng thứ sáu thế giới - một vị thế cực kỳ đáng nể. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu coi Pepsi là một quốc gia có chủ quyền, chỉ sau một hợp đồng bán nước ngọt, họ đã trở thành đất nước có sức mạnh hải quân đứng thứ sáu thế giới - một vị thế cực kỳ đáng nể. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tất nhiên là Pepsi sẽ phải sử dụng cách khác để thu lại tiền chứ không giữ dàn tàu chiến của Liên Xô làm gì. Kết cục là toàn bộ 17 tàu chiến này của Liên Xô đã được Pepsi bán lại cho một công ty của Thụy Điển để dỡ sắt vụn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tất nhiên là Pepsi sẽ phải sử dụng cách khác để thu lại tiền chứ không giữ dàn tàu chiến của Liên Xô làm gì. Kết cục là toàn bộ 17 tàu chiến này của Liên Xô đã được Pepsi bán lại cho một công ty của Thụy Điển để dỡ sắt vụn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cho tới thời điểm hiện tại, đây vẫn được coi là một trong những thương vụ mua bán vũ khí kỳ cục nhất trên thế giới, nhất là khi một hạm đội sức mạnh vượt trội hải quân nhiều nước trên thế giới lại được mang ra chỉ để đổi lấy... nước ngọt có gas. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cho tới thời điểm hiện tại, đây vẫn được coi là một trong những thương vụ mua bán vũ khí kỳ cục nhất trên thế giới, nhất là khi một hạm đội sức mạnh vượt trội hải quân nhiều nước trên thế giới lại được mang ra chỉ để đổi lấy... nước ngọt có gas. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video Tàu ngầm Liên Xô được Mỹ trưng bày trong viện bảo tàng.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/so-phan-cua-dan-tau-chien-lien-xo-doi-cho-pepsi-de-lay-nuoc-ngot-1362414.html