Số phận 'kho báu cuối cùng' của trùm phát xít Hitler

Tàu sân bay Graf Zeppelin được chính quyền Đức quốc xã đóng từ năm 1936 nhưng chưa bao giờ được biên chế phục vụ trong Thế chiến 2. Được coi là 'kho báu cuối cùng' của trùm phát xít Hitler, Graf Zeppelin bị đánh đắm năm 1945.

Sau khi lên nắm quyền ở Đức từ năm 1933, trùm phát xít Hitler đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển sức mạnh quân sự. Trong đó, nhà độc tài muốn sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh nên cho triển khai dự án chế tạo tàu sân bay hiện đại, trang bị khí tài khủng.

Sau khi lên nắm quyền ở Đức từ năm 1933, trùm phát xít Hitler đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển sức mạnh quân sự. Trong đó, nhà độc tài muốn sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh nên cho triển khai dự án chế tạo tàu sân bay hiện đại, trang bị khí tài khủng.

Theo đó, tàu sân bay Graf Zeppelin được các kỹ sư Đức quốc xã bắt đầu đóng vào năm 1936. Hai năm sau, nó được hạ thủy. Khi ấy, Graf Zeppelin được cho có lượng giãn nước tới 35.000 tấn, có thể chứa 43 máy bay trên boong với 1.720 lính thủy và 306 phi công cùng thợ kỹ thuật không quân.

Theo đó, tàu sân bay Graf Zeppelin được các kỹ sư Đức quốc xã bắt đầu đóng vào năm 1936. Hai năm sau, nó được hạ thủy. Khi ấy, Graf Zeppelin được cho có lượng giãn nước tới 35.000 tấn, có thể chứa 43 máy bay trên boong với 1.720 lính thủy và 306 phi công cùng thợ kỹ thuật không quân.

Theo thiết kế, Graf Zeppelin có thể đạt vận tốc 65 km/h khiến nó trở thành tàu sân bay nhanh nhất từng được chế tạo vào thời điểm đó. Tàu sân bay này cũng được trang bị vũ khí phòng không mạnh do không có biên đội hộ tống.

Theo thiết kế, Graf Zeppelin có thể đạt vận tốc 65 km/h khiến nó trở thành tàu sân bay nhanh nhất từng được chế tạo vào thời điểm đó. Tàu sân bay này cũng được trang bị vũ khí phòng không mạnh do không có biên đội hộ tống.

Chính quyền Hitler lên kế hoạch dài hạn cho Graf Zeppelin khi muốn biên chế tàu sân bay này làm nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ thiết giáp hạm Đức, cũng có thể săn lùng và tập kích các tàu hàng Đồng minh ở Đại Tây Dương.

Chính quyền Hitler lên kế hoạch dài hạn cho Graf Zeppelin khi muốn biên chế tàu sân bay này làm nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ thiết giáp hạm Đức, cũng có thể săn lùng và tập kích các tàu hàng Đồng minh ở Đại Tây Dương.

Bên cạnh các ưu điểm, tàu sân bay Graf Zeppelin có một số hạn chế bao gồm: chi phí đắt đỏ, quá trình vận hành rất tốn nhiên liệu, đạn dược, phụ tùng thay thế...

Bên cạnh các ưu điểm, tàu sân bay Graf Zeppelin có một số hạn chế bao gồm: chi phí đắt đỏ, quá trình vận hành rất tốn nhiên liệu, đạn dược, phụ tùng thay thế...

Khi Thế chiến 2 nổ ra năm 1939, Đức quốc xã đánh giá tàu sân bay Graf Zeppelin quá tốn kém trong khi còn nhiều dự án vũ khí khác cần đầu tư hơn, có tính khả thi cao hơn.

Khi Thế chiến 2 nổ ra năm 1939, Đức quốc xã đánh giá tàu sân bay Graf Zeppelin quá tốn kém trong khi còn nhiều dự án vũ khí khác cần đầu tư hơn, có tính khả thi cao hơn.

Tàu sân bay Graf Zeppelin liên tục phải di chuyển để tránh bị quân Đồng minh tấn công. Cuối cùng, chính quyền Hitler quyết định đánh đắm Graf Zeppelin vào ngày 25/4/1945 sau khi đánh giá nó không thể giúp Hải quân Đức lật ngược tình thế.

Tàu sân bay Graf Zeppelin liên tục phải di chuyển để tránh bị quân Đồng minh tấn công. Cuối cùng, chính quyền Hitler quyết định đánh đắm Graf Zeppelin vào ngày 25/4/1945 sau khi đánh giá nó không thể giúp Hải quân Đức lật ngược tình thế.

Giới chức Đức quốc xã đánh đắm tàu sân bay Graf Zeppelin cũng được cho là vì không muốn để nó rơi vào tay quân Đồng minh. Theo đó, "kho báu cuối cùng" của Hitler trở thành mục tiêu tìm kiếm của nhiều nước.

Giới chức Đức quốc xã đánh đắm tàu sân bay Graf Zeppelin cũng được cho là vì không muốn để nó rơi vào tay quân Đồng minh. Theo đó, "kho báu cuối cùng" của Hitler trở thành mục tiêu tìm kiếm của nhiều nước.

Về sau, Liên Xô trục vớt tàu sân bay Graf Zeppelin sau một thời gian nỗ lực tìm kiếm. Nó được các kỹ sư Liên Xô "mổ xẻ" công nghệ, để làm mục tiêu cho các cuộc thử nghiệm vũ khí trước khi đánh chìm nó ngày 16/8/1947.

Về sau, Liên Xô trục vớt tàu sân bay Graf Zeppelin sau một thời gian nỗ lực tìm kiếm. Nó được các kỹ sư Liên Xô "mổ xẻ" công nghệ, để làm mục tiêu cho các cuộc thử nghiệm vũ khí trước khi đánh chìm nó ngày 16/8/1947.

Mời độc giả xem video: Tập đoàn truyền thông hàng đầu nước Đức đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc. Nguồn: VTV1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/so-phan-kho-bau-cuoi-cung-cua-trum-phat-xit-hitler-2004740.html