'Sốc toàn tập' với những khám phá về thằn lằn gai

Trên cổ thằn lằn gai có một cái bướu còn được gọi là đầu giả. Có hàng ngàn đường rãnh nhỏ nằm giữa các hàng vảy gai trên lưng nó.

Đúng như tên gọi của nó, cơ thể của thằn lằn gai được bao phủ bởi những chiếc vảy gai hình nón, có màu vàng, cam, đỏ, nâu và trắng. Màu sắc này hòa lẫn vào màu của môi trường xung quanh có tác dụng ngụy trang. Đặc biệt, thằn lằn gai có khả năng thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày và theo mùa.

Đúng như tên gọi của nó, cơ thể của thằn lằn gai được bao phủ bởi những chiếc vảy gai hình nón, có màu vàng, cam, đỏ, nâu và trắng. Màu sắc này hòa lẫn vào màu của môi trường xung quanh có tác dụng ngụy trang. Đặc biệt, thằn lằn gai có khả năng thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày và theo mùa.

Mặc dù có ngoại hình gớm ghiếc nhưng thằn lằn gai là sinh vật vô hại. Trên cổ nó có một cái bướu còn được gọi là đầu giả. Có hàng ngàn đường rãnh nhỏ nằm giữa các hàng vảy gai trên lưng nó. Chính những đường rãnh này giúp sương - nguồn cung cấp nước tuyệt vời tại sa mạc - được tích tụ trong suốt đêm và chảy theo những đường rãnh này tới mồm của thằn lằn.

 Thằn lằn gai chỉ ăn kiến. Mỗi phút nó có thể ăn 45 con kiến nhờ chiếc lưỡi dính của mình. Trung bình mỗi bữa, thằn lằn gai tiêu thụ khoảng 2000 con kiến. Kẻ thù của thằn lằn gai là rắn, chim otit và con nhông. Tuy nhiên, do những chiếc vảy gai mọc tua tủa trên cơ thể mà thằn lằn gai không phải là con mồi hấp dẫn lắm trong mắt kẻ thù.

Thằn lằn gai chỉ ăn kiến. Mỗi phút nó có thể ăn 45 con kiến nhờ chiếc lưỡi dính của mình. Trung bình mỗi bữa, thằn lằn gai tiêu thụ khoảng 2000 con kiến. Kẻ thù của thằn lằn gai là rắn, chim otit và con nhông. Tuy nhiên, do những chiếc vảy gai mọc tua tủa trên cơ thể mà thằn lằn gai không phải là con mồi hấp dẫn lắm trong mắt kẻ thù.

 Khi đối mặt với nguy hiểm, thằn lằn gai giấu đầu vào hai chân trước và bộc lộ chiếc đầu giả của mình. Nó sử dụng chiếc đuôi cong để bám chặt vào mặt đất. Thằn lằn gai hiếm khi thổi phồng cơ thể lên để hăm dọa kẻ thù.

Khi đối mặt với nguy hiểm, thằn lằn gai giấu đầu vào hai chân trước và bộc lộ chiếc đầu giả của mình. Nó sử dụng chiếc đuôi cong để bám chặt vào mặt đất. Thằn lằn gai hiếm khi thổi phồng cơ thể lên để hăm dọa kẻ thù.

 Thằn lằn gai thích nằm phơi nắng ban ngày. Do ngoại hình kỳ quái, cộng với việc nằm yên bất động sưởi nắng nên nhiều người thường nhầm lẫn nó với lá cây hoặc cành cây. Vào những thời điểm nắng nóng nhất ngày, nó đào hàng dưới những cây bụi để tránh nóng.

Thằn lằn gai thích nằm phơi nắng ban ngày. Do ngoại hình kỳ quái, cộng với việc nằm yên bất động sưởi nắng nên nhiều người thường nhầm lẫn nó với lá cây hoặc cành cây. Vào những thời điểm nắng nóng nhất ngày, nó đào hàng dưới những cây bụi để tránh nóng.

Theo Hà Nguyễn/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/-soc-toan-tap-voi-nhung-kham-pha-ve-than-lan-gai/20200121101132018