Sử dụng chất tạo ngọt có thể làm tổn thương sức khỏe

Chất ngọt nhân tạo có ở khắp mọi nơi, được khuyến nghị sử dụng thay thế đường cho bệnh nhân tiểu đường hoặc ăn kiêng. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết các hóa chất này cũng gây hại cho cơ thể.

Đường ăn kiêng không hề giảm nguy cơ béo phì.

Đường ăn kiêng không hề giảm nguy cơ béo phì.

Chất tạo ngọt được gọi là chất làm ngọt không dinh dưỡng, chúng có thể được tổng hợp, chẳng hạn như đường saccharin và đường hóa học aspartame, hoặc có nguồn gốc tự nhiên, như steviol chế biến từ cỏ ngọt.

Đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt sáu loại chất ngọt nhân tạo và hai loại chất làm ngọt không dinh dưỡng tự nhiên để sử dụng trong thực phẩm. Chẳng hạn, aspartame được tìm thấy trong hơn 6.000 loại thực phẩm trên toàn thế giới và khoảng 5.000-5.500 tấn được tiêu thụ mỗi năm chỉ riêng tại Mỹ.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ từng khuyến nghị soda ăn kiêng như là một thay thế cho đồ uống có đường. Đến nay, bảy đô thị của Mỹ đã áp dụng thuế đồ uống có đường để ngăn chặn tiêu thụ loại đồ uống này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu y học gần đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách mong muốn đánh thuế lên đồ uống soda bao gồm cả những đồ uống ăn kiêng vì những chất ngọt này cũng có thể góp phần vào bệnh tiểu đường mãn tính và bệnh tim mạch.

Tại sao những chất tạo ngọt không chứa calo?

Chìa khóa của những chất làm ngọt hầu như không chứa calo này là chúng không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa thành các loại đường tự nhiên như glucose, fructosegalactose, vốn được sử dụng làm năng lượng hoặc chuyển thành chất béo.

Chất ngọt không dinh dưỡng có các sản phẩm phụ khác nhau không được chuyển đổi thành calo. Ví dụ, aspartame trải qua một quá trình trao đổi chất khác nhau mà không tạo thành đường đơn giản để cơ thể có thể sử dụng. Những loại khác như saccharinsucralose hoàn toàn không bị phá vỡ mà thay vào đó được hấp thụ trực tiếp vào máu và bài tiết qua nước tiểu.

Về mặt lý thuyết, những chất làm ngọt này nên là lựa chọn "tốt" hơn đường cho bệnh nhân tiểu đường. Đường glucose kích thích giải phóng insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không còn đáp ứng với insulin như bình thường, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao hơn gây tổn thương đến thần kinh, thận, mạch máu và tim. Vì chất ngọt không dinh dưỡng vốn không thực sự là đường, nên chúng giải quyết được vấn đề này.

Chất ngọt nhân tạo tác động như thế nào với cơ thể của bạn?

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, ngày càng tăng thêm những bằng chứng cho rằng, những chất làm ngọt này có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất lành mạnh, đặc biệt là trong ruột.

Sử dụng lâu dài các chất làm ngọt này có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn. Chất làm ngọt, chẳng hạn như saccharin, đã được chứng minh là thay đổi loại và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột hay là cộng đồng của các vi sinh sống trong ruột. Aspartame làm giảm hoạt động của một loại enzyme đường ruột thường bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, phản ứng này có thể bị làm trầm trọng thêm bởi sự “nhầm lẫn” của cảm nhận cơ thể giữa thứ tạo ra vị ngọt và lượng calo dự kiến liên quan. Chính sự khác biệt giữa độ ngọt và hàm lượng calo thực tế càng lớn, sự rối loạn chuyển hóa càng lớn.

Chất làm ngọt cũng đã được chứng minh làm thay đổi hoạt động của não liên quan đến việc ăn thực phẩm ngọt. Một cuộc kiểm tra MRI chức năng, nghiên cứu hoạt động của não bằng cách đo lưu lượng máu, đã chỉ ra rằng, so với đường thông thường, sucralose làm giảm hoạt động của amygdala, một phần của não liên quan đến nhận thức vị giác và trải nghiệm ăn uống.

Các nghiên cứu về tế bào và não giải thích tại sao những người tiêu thụ chất làm ngọt vẫn có nguy cơ béo phì cao hơn những người không tiêu thụ những sản phẩm này. Những người đã thừa cân hoặc béo phì có thể quay về sử dụng đồ uống có hàm lượng calo thấp, xem chúng như các loại soda ăn kiêng đang là nguyên nhân gây cho họ tăng cân.

Nhóm người này cũng có thể ít có khả năng kiểm duyệt mức tiêu thụ của họ. Những người này nghĩ rằng uống soda ăn kiêng nhiều lần một tuần sẽ tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với uống một lần soda với đường.

Những phát hiện này báo hiệu rằng tất cả người tiêu dùng và người hành nghề y tế đều cần kiểm tra các giả định về lợi ích sức khỏe của các sản phẩm này. Chất làm ngọt có ở khắp mọi nơi, từ đồ uống đến salad, từ bánh quy đến sữa chua, và chúng ta phải nhận ra rằng không có gì bảo đảm rằng những hóa chất này sẽ không làm tăng gánh nặng của các bệnh chuyển hóa trong tương lai.

Đã đến lúc cộng đồng y tế nên thẳng thắng với người dân về những gì họ sẽ được hay mất khi tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất tạo đường này.

HOÀNG DƯƠNG

Theo Livescience

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/khoa-hoc/item/42868502-su-dung-chat-tao-ngot-co-the-lam-ton-thuong-suc-khoe.html