Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 25

Ở tuần thứ 25, cơ thể bé tiếp tục tích mỡ, bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 25

Hai tay của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh, với những móng tay nhỏ xinh, bé có thể cảm nhận được những gì xung quanh, bao gồm làn da của chính bé và ngay cả dây rốn. Sự khéo léo của đôi tay cũng ngày càng hoàn thiện, các ngón tay giờ đây có thể cuộn lại như một cái nắm đấm.

Thai nhi tuần thứ 25 ngủ được khoảng 20-30 phút một lần và bé cũng chưa biết mộng mị gì cả.

Thai nhi tuần thứ 25 ngủ được khoảng 20-30 phút một lần và bé cũng chưa biết mộng mị gì cả.

Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.

Bạn có thể nhận thấy bé có những giai đoạn nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau. Bạn có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi một cách dễ dàng hơn ở tư thế ngồi. Khả năng nghe của bé cũng đang phát triển trong giai đoạn này và bé có thể nghe được giọng nói thân quen của bạn.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu

Khi bước vào tuần thai thứ 25, Phần đỉnh của tử cung nằm ở vị trí giữa rốn và xương ức (xương giữa ngực nơi tiếp giáp với các xương sườn). Ngoài ra phần bụng của mẹ đã to lên rất nhiều so với tuần trước. Trong tuần 25 này có thể bạn sẽ cảm thấy đau ở xương sườn hoặc dưới ổ bụng khi đi lại.

Trong giai đoạn này, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật. Đó là một rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu, xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:

Nếu mẹ bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần, hãy gọi cho bác sĩ.

Gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác như đau đầu nặng hoặc kéo dài, thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời, đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.

Phương Vũ (Tổng hợp)

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/song/mang-thai/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-thu-25-d100166.html