Sự thật phía sau về cuộc sống xa hoa của mỹ nhân trong cấm cung xưa
Có khi chưa được hưởng sự giàu sang hay ân sủng của hoàng đế thì những người phụ nữ này lại lâm vào tình cảnh khốn khổ.
Với hàng ngànphi tầnvây quanh Hoàng đế, để có được một chỗ đứng trong lòng vua làđiều vô cùng khó khăn đối với các . Nhiều người đẹp trong cung đã ra sức tranh đâúcó được một lần ân sủngđể không bị quên lãng chốn hoàng cung này. Họ đấu tranh không chỉ để có được tình yêu của vua, mà còn vì để có được cơ hội . Những phi tần kém may mắn không được Hoàng đế ân sủng hoặc cả đời không sinh con được thì sau khi Hoàng đế băng hà sẽ sống cả cuộc đời còn lại cô độc trong lãnh cung hoặc trong lăng tẩm của Hoàng đế cho đến khi chết mới được đem chôn cất xung quanh lăng.
Mặc dù ai cũng phải tranh giành sự ân sủng đó, tuy nhiên thế nào còn dựa vào bản lĩnh và trí óc của từng người đẹp. Mỗi phi tần có cách thức tranh đầu khác nhau khiến khiến cho cuộc chiến trong cung cấm trở nên đa dạng nhưng không kém phần tàn khốc.
Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải cô gái nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.
Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8.
Nhưng cuộc sống của họ cũng chẳng sung sướng gì, tranh giành mong được vua ban sủng thì cũng bị chính những “chị em” của mình hại chết như thường.
Những cái chết bi thảm chốnlãnh cung
Theo lịch sử, vào thời Quang Tự nhà Thanh, Trân Phi mà hoàng đế Quang Tự yêu mến bị Từ Hy Thái Hậu giam lỏng tại gian phòng phía bắc của CátCảnh Kỳ. Rồi sau đó bạc mệnh này bị Thái Hậu cho người ép nhảy xuống giếng mà chết.
Còn vào thời nhà Minh, Cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đếMinh Hy Tông- Chu Du Hiệu. Khách Thị cấu kết với thái giám Ngụy Trung Hiền và nắm nhiều quyền thế trong cung. Tất cả những người không vừa ý Khách Thị đều bị hãm hại. Như Trương Dụ Phi có lời qua tiếng lại với Khách Thị nên bà ấy đã ôm hận trong lòng và đặt điều nói xấu Dụ Phi trước mặt Hoàng đế Hy Tông. Ả nói rằng đứa con mà Trương Dụ Phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế.
Ngay khi nghe tin này, Hy Tông đã cảm thấy vô cùng tức giận và lập tức tống Trương Dụ Phi vào lãnh cung ở vị trí sau này là Ngự Hoa Viên của nhà Thanh. Trong suốt thời gian bị nhốt ở đây, Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến cho Trương Dụ Phi bị chết đói thêthảmchốn cung cấm.
Một thời gian sau, Thành Phi - một phi tầnkhác của Hy Tông - có lòng tốt, đã đem câu chuyện bi thảm của Trương Dụ Phi giải thích với hoàng đế. Thế nhưng cũng như Dụ Phi, Thành Phi bị Khách Thị biết được chuyện này và tìm cách hãm hại bằng cách làm giả chỉ dụ củahoàng đếgiam Thành Phi vào lãnh cung. Thành Phi đoán biết trước được tương lai của mình trong lãnh cung nên đã chủ động giấu sẵn đồ ăn và thoát được cảnh chết đói.
Biến ái phi của Hoàng đế thành người lợn
Lã Hoàng hậu tên thật là Lã Trĩ, là người vợ từ thuở còn hàn vi của Hán Cao Tổ Lưu Bang, người đã sáng lập nên triều đại nhà Hán. Cũng vì là người vợ từ thuở hàn vi, vào sinh ra tử vì sự nghiệp của chồng, có lúc còn bị bắt làm con tin, sống trong cảnh nghèo khó, khổ cực nên khi Lưu Bang đánh thắng Hạng Vũ, giành được thiên hạ, Lã Trĩ được ông phong cho làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, khi Lã Trĩ đội lên trên đầu mình chiếc mũ phượng quyền uy thì cũng là lúc bà chẳng còn thanh xuân nữa.
Trong khi đó, xuất thân là một vị tướng cầm quân, xông pha trận mạc, nay phải sống trong cảnh yên bình nhàn rỗi nên bao nhiêu sức lực và năng lượng bí bức, Hán Cao Tổ dồn hết vào những cuộc ăn chơi với những cung phi trẻ tuổi, xinh đẹp.
Sự xuất hiện của những cung tần mỹ nữ, đặc biêt là Thích phu nhân khiến cho bà cả già nua Lã Trĩ ngày càng bị Hán Cao Tổ lạnh nhạt. Người Trung Quốc có câu “Nam nhi ái hậu phụ, nữ tử trọng tiền phu” (Đàn ông thì yêu vợ sau, đàn bà thường trọng người chồng trước). Thích Phu nhân mặt đẹp như hoa, thân hình gợi cảm, hát hay múa giỏi, lại sinh được cho Lưu Bang hoàng tử Như Ý. Điều này có lẽ cũng chẳng làm Lã Hoàng hậu lo lắng lắm. Nhưng bà thực sự lo lắng khi sự việc này ảnh hưởng đến ngôi Thái tử của Lưu Doanh, đứa con trai do bà sinh ra.
Số là khi đó, Hán Cao Tổ rất sủng ái Thích phu nhân nên cũng đâm ra yêu luôn đứa con trai Như Ý do bà sinh ra. Lưu Bang ngày càng thấy Như Ý thông minh, tài cán và có khí chất đế vương hơn Lưu Doanh nên có ý phế bỏ ngôi vị Thái tử của Lưu Doanh, đưa Như Ý lên thay.
Lã Hậu biết chuyện lo sợ, không biết làm thế nào. Có người nói với Lã Hậu nên hỏi Trương Lương. Lã Hậu bèn sai em là Lã Trạch đến nhờ. Ban đầu Trương Lương từ chối nhưng Lã Trạch cố nài nên Lương nhận lời.
Nhờ Trương Lương giúp, Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ trong thiên hạ là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công mà trước đó chính Lưu Bang không sao mời nổi. Sau sự việc đó, Lưu Bang nghĩ rằng, Lưu Doanh rất giống mình, dù tài năng không thực sự xuất sắc nhưng có thể thu hút nhân tài về xung quanh mình, đó là một phẩm chất cần thiết của một ông vua, vì vậy, quyết định giữ nguyên ngôi Thái tử cho Lưu Doanh còn Như Ý được Lưu Bang phong cho làm Triệu vương.
Mặc dù giữ được ngôi Thái tử cho con trai song mối hận của Lã Hoàng hậu đối với Thích phu nhân thì không thể nào nguôi ngoai được. Tuy nhiên, vì Hán Cao Tổ Lưu Bang cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, vẫn một mực sủng ái Thích phu nhân nên Lã Hoàng hậu không có cách nào trả thù được.
Cơ hội đến với Lã Hậu khi Hán Cao Tổ về với tổ tiên trước bà. Năm 195 trước công nguyên, Lưu Bang mất, Lưu Doanh lên nối ngôi, tức là Hán Huệ Đế. Vì phụ thuộc vào những toan tính của mẹ từ khi còn là Thái tử, nên tuy là Hoàng đế nhưng Lưu Doanh lại không hề có chút quyền lực nào. Mọi việc điều hành trong triều đình đều do một tay Lã Hậu quyết định. Và đây chính là thời điểm mà Lã Hoàng hậu bắt đầu “phát tiết” cơn ghen đã nung nấu trong lòng từ bấy lâu nay.
Để trả thù Thích phu nhân, Lã Hoàng hậu sai người trói bà vào trục đá lớn của cối xay rồi bắt kéo. Thân là quý phi từng được Hoàng đế hết sức sủng ái, con lại được phong vương, nay bị người ta bắt kéo cối xay như trâu ngựa khiến Thích phu không cầm được nước mắt mà than rằng: “Con làm vương mà mẹ thân tù”.
Không ngờ câu nói này đến tai Lã hậu. Lã hậu cho rằng tình địch của mình có ý chống đối kích động con trai báo thù, vì vậy quyết định diệt luôn Triệu Vương Như Ý để trừ hậu họa. Lã hậu cho nhốt Thích phu nhân vào lãnh cung rồi gọi Như Ý về triều. Huệ Đế thương em, biết là mẹ có ý định hãm hại Như Ý nên thân hành ra đón rồi luôn luôn ở cạnh Như Ý ngay cả khi đi lại lẫn ăn uống khiến Lã hậu muốn giết Như Ý nhưng không có dịp nào.
Cho tới tháng 12 năm 194 trước công nguyên, Huệ Đế đi săn vào buổi sáng sớm. Triệu Vương Như Ý vì còn quá nhỏ nên không thể dậy sớm được. Lã Hoàng hậu nghe tin Như Ý ở có một mình bèn sai người mang thuốc độc đến cho Như Ý uống. Như Ý uống xong thì chết.
Sau khi đã giết được Như Ý, Lã hậu mới quay lại “xử lý” Thích phu nhân và lần này thì bà ta không còn dè gì nữa. Lã Hoàng hậu sai người chặt hết tay chân Thích phu nhân, rồi gọt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, đổ lưu huỳnh vào tai, sau đó ném cả hình hài què cụt, mù lòa, câm điếc ấy vào chuồng lợn, gọi là “con người lợn”.
Chưa dừng lại ở đó, Lã hậu còn gọi Hán Huệ đế đến xem cho vui. Khi biết “con người lợn” đáng thương ấy chính là Thích phu nhân, sủng phi của cha mình đồng thời là mẹ của Như Ý, Huệ đế đã giật mình rồi khóc rống lên.
Sau đó, Huệ Đế vì quá đau lòng nên mắc bệnh, sai người nói với Lã hậu rằng: “Việc làm đó không phải là việc con người làm! Tôi là con của Thái hậu, không thể nào trị thiên hạ được”.
Đòn ghen ghê rợn của Lã hậu đã phải trả một cái giá đắt khi Huệ Đế cảm thấy bất lực trước sự độc ác của mẹ, không có cách nào ngăn cản được, nên ngày đêm uống rượu chơi bời dâm dật, không nghe chính sự, sinh bệnh rồi mất khi mới 22 tuổi. Và mặc dù sau đó qua đời vì già yếu nhưng tiếng xấu về một Hoàng hậu quá sức độc ác Lã Hoàng hậu thì vẫn còn được lưu truyền cho tới tận ngày nay.