Sức mạnh chiến hạm Anh bị tố xâm nhập lãnh hải Nga

Vụ tàu khu trục HMS Defender của Anh bị Nga tố cáo xâm phạm vùng lãnh hải gần bán đảo Crưm đã khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, khu trục hạm HMS Defender đã tiến sâu hơn 3km vào vùng lãnh hải của Nga ở ngoài khơi Mũi Fiolent thuộc đảo Crưm, buộc quân đội nước này phải triển khai máy bay chiến đấu cùng tàu tuần tra thả bom và nổ súng cảnh cáo.

Khu trục hạm HMS Defender. Ảnh: Wikipedia

Khu trục hạm HMS Defender. Ảnh: Wikipedia

HMS Defender thuộc lớp khu trục hạm phòng không Daring (Type 45) được Anh chế tạo và đưa vào biên chế từ năm 2013. Tàu có chiều dài 152,4m; sườn ngang 21,2m; mớn nước 7,4m. Con tàu có trọng tải tối đa lên tới 8.500 tấn.

Bản vẽ lớp khu trục hạm phòng không Daring. Ảnh: The Blueprint

Bản vẽ lớp khu trục hạm phòng không Daring. Ảnh: The Blueprint

HMS Defender cần hai động cơ tuabin khí Rolls-Royce WR-21 và hai động cơ diesel Wartsila 12V200 để hoạt động. Vận tốc tàu có thể đạt 56 km/h với tầm hoạt động lên tới 13.000km.

Bản vẽ động cơ tuabin khí Rolls-Royce WR-21. Ảnh: Researchgate

Bản vẽ động cơ tuabin khí Rolls-Royce WR-21. Ảnh: Researchgate

Do tác chiến trên biển, nên HMS Defender được trang bị nhiều loại radar tầm xa có thể phát hiện các mục tiêu trên biển, trên không hoặc dưới mặt biển. Chẳng hạn, loại radar S1850M được trang bị trên tàu có thể theo dõi được 1.000 mục tiêu đối phương ở khoảng cách 400km, phát hiện tên lửa đạn đạo của đối phương ở khoảng cách 2.000km cũng như phát hiện các máy bay chiến đấu sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến.

Radar S1850M. Ảnh: Wikipedia

Radar S1850M. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống vũ khí phòng thủ được lắp đặt trên HMS Defender khá đa dạng, với nhiều loại vũ khí như hệ thống Phalanx CIWS bao gồm hai hệ thống pháo sáu nòng M61A1 Vulcan cùng radar điều khiển hỏa lực, hai pháo Oerlikon cỡ đạn 30mm, hải pháo 4,5inch Mark 8 và súng máy nhiều nòng M134 Minigun.

Hải pháo 4,5inch Mark 8. Ảnh: Wikipedia

Hải pháo 4,5inch Mark 8. Ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, do HMS Defender được thiết kế với nhiệm vụ phòng không, nên vũ khí chính của tàu này là hệ thống Sea Viper được trang bị 48 tên lửa phòng không Aster có tầm bắn từ 1,7-120km.

Hệ thống phòng không Sea Viper trang bị cho HMS Defender. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống phòng không Sea Viper trang bị cho HMS Defender. Ảnh: Wikipedia

Ngoài ra, tàu còn có sân đáp trực thăng đủ rộng cho hai trực thăng chống ngầm Lynx Wildcat.

Video: Sputnik

Tuấn Trần

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/quan-su/suc-manh-chien-ham-anh-bi-to-xam-nhap-lanh-hai-nga-750407.html