Không phải là tên lửa Tomahawk mà tên lửa đạn đạo Trident II mới là thứ khiến các đối thủ của Mỹ lo sợ nhất trong đòn tấn công phủ đầu từ biển cả. Với sức công phá cực lớn, loại tên lửa hạt nhân siêu chính xác này có thể tấn công bất cứ đâu trên thế giới.
Hải quân Mỹ vừa tiến hành phóng thử nghiệm liên tục nhiều tên lửa đạn đạo Trident II D5 nhằm chứng minh khả năng của loại vũ khí này.
Cụ thể siêu tàu ngầm hạt nhân ISS Nebraska lớp Ohio đã phóng 2 tên lửa Trident II vào hôm 4-9 và 2 tên lửa khác vào ngày 6-9. Cả 4 tên lửa này đều bắn trúng mục tiêu đã được định sẵn trên đảo Guam.
Theo hải quân Mỹ, tên lửa Trident II D5 đang được Mỹ nâng cấp để tiếp tục sử dụng đến những năm 2040. Việc liên tục phóng thử thành công loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này được cho là tín hiệu nắn gân đối thủ từ Mỹ.
Có thể nói Trident II D5 là một trong những thành phần quan trọng trong lực lượng hạt nhân răn đe đối phương của Mỹ.
Đây được coi là loại tên lửa dùng để đánh phủ đầu hiệu quả trong trường hợp nổ ra xung đột hạt nhân.
Với khả năng mang tối đa 12 đầu đạn và độ sai số mục tiêu chỉ 90m, tên lửa hạt nhân Trident II D5 được coi là nỗi kinh hoàng ẩn náu dưới đại dương.
Hiện những tên lửa hạt nhân Trident II đang được Mỹ triển khai trên lớp tàu ngầm tấn công Ohio. Ngoài ra hải quân Anh quốc cũng đang có trong tay loại tên lửa hạt nhân đáng sợ này.
Sau khi Trident II được đẩy bằng áp suất hơi nước từ tàu ngầm vọt lên trên mặt nước, lúc này động cơ chính của tên lửa mới khởi động để đẩy quả tên lửa bay đi.
Với tầm bắn xa cùng độ cơ động cao của các tàu ngầm hạt nhân mang chúng, tên lửa Trident II D5 có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tên lửa hạt nhân Trident II D5 có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m.
Trọng lượng phóng của tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II lên tới 58,5 tấn.
Đây là một trong những loại tên lửa dành cho tàu ngầm lớn nhất thế giới.
Trident II D5 là loại tên lửa hạt nhân nhiên liệu rắn 3 giai đoạn với tầm bắn thiết kế 11.000km.
Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn.
Với đương lượng nổ này chỉ cần một quả tên lửa cũng có thể thổi bay cả một thành phố lớn.
Chưa dừng lại ở đó, Trident II lD5 à loại tên lửa hạt nhân khó đánh chặn. Sự nguy hiểm của nó không đến từ tốc độ cực lớn như Minuteman III của Mỹ mà đến từ công nghệ tàng hình.
Điểm đặc biệt là Trident II áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (graphite/epoxy) trong chế tạo giúp giảm trọng lượng tên lửa.
Mặt khác sử dụng loại vật liệu này sẽ giúp Trident II D5 tránh được khả năng bị phát hiện bằng radar của đối phương.
Ngoài việc đứng đầu trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo đáng tin cậy nhất thế giới, Trident-II-D5 còn được coi là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) chính xác nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất.
Độ sai số mục tiêu chỉ vào khoảng 90m trong khi đa phần các tên lửa đạn đạo hạt nhân thường có độ sai số từ 350m -500m.
Hiện tại, loại tên lửa này đang được trang bị trên 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ và 4 tàu ngầm lớp Vanguard của hải quân Anh. Trong trường hợp nổ ra xung đột toàn diện với Mỹ, các đối thủ sẽ phải tìm cách đối phó với loại vũ khí này đầu tiên.
Việc triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân di chuyển liên tục khiến cho Trident II D5 vốn đã nguy hiểm lại càng trở nên đáng sợ hơn.
Việt Hùng