Syria tung bằng chứng bắn rơi UAV to và đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ

MQ-4C Triton là máy bay do thám không người lái (UAV) to và đắt nhất của Mỹ, được phát triển từ mẫu RQ-4 Global Hawk của Không quân Hoa Kỳ.

Tung video bằng chứng

Quân đội Syria, với sự hậu thuẫn của các chuyên gia Iran, đã bắn hạ một trong những máy bay không người lái đắt nhất của Mỹ, MQ-4C Triton, theo các nguồn tin từ Trung Đông.

Chiếc máy bay có thể bị bắn hạ bằng tổ hợp phòng không Buk-M2, kênh tin tức Rangeload đưa tin. Trang U-news của Iran đã làm rõ rằng máy bay không người lái đã bị bắn rơi ở tỉnh Aleppo.

MQ-4C Triton là máy bay do thám không người lái (UAV) của Hải quân Mỹ, được phát triển từ mẫu RQ-4 Global Hawk của Không quân Hoa Kỳ.

Loại UAV này được vận hành bởi 4 người điều khiển trên mặt đất. UAV có chiều dài 14,5 mét, sải cánh 39,9 mét và cao 4,6 mét.

Trọng lượng của một chiếc MQ-4C Triton không người lái là 6,7 tấn. UAV được trang bị động cơ phản lực Rolls-Royce AE 3007.

Tốc độ tối đa của UAV MQ-4C Triton là 610 km / h, tốc độ hành trình là 575 km / h, tầm hoạt động thực tế trên 15 nghìn km.

UAV MQ-4C Triton do Tập đoàn Northrop Grumman thiết kế và sản xuất. Đây là một công ty công nghiệp-quân sự của Mỹ tập trung vào lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin, vũ trụ và đóng tàu.

UAV MQ-4C Triton - ảnh tư liệu.

Vào cuối tháng 7 năm 2021, MQ-4C Triton đã nhận được bản cập nhật phần cứng và phần mềm, theo The Defensepost.

Theo đó, một chuyến bay thử nghiệm thành công của chiếc máy bay không người lái mới đã được hoàn thành vào ngày 29 tháng 7. Một cảm biến đa chức năng Functional Capability-4 được cài đặt trên các UAV MQ-4C Triton.

Vào tháng 6 năm 2019, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắn hạ một máy bay không người lái RQ-4A trên eo biển Hormuz. Theo Tehran, thiết bị này đã ở trong không phận của nước này.

Ban đầu khi UAV MQ-4C Triton được cho là đã bị Iran bắn hạ, Hoa Kỳ đã phủ nhận điều này.

MQ-4C Triton

Nội chiến ở Syria

Cuộc nội chiến Syria đã diễn ra trong gần một thập kỷ. Những nỗ lực của các phong trào như Lực lượng Dân chủ Syria nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thất bại.

Các lực lượng dân chủ Syria được trang bị vũ khí bởi các đồng minh và Hoa Kỳ, trong khi quân đội Syria được hỗ trợ chủ yếu bởi Nga.

Nga là quốc gia duy nhất được Tổng thống Bashar al-Assad chính thức mời đưa lực lượng tới Syria.

Vào năm 2017, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad sau khi xuất hiện báo cáo rằng Tổng thống Syria đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công người dân nước này. Syria và Nga phủ nhận các hành động như vậy.

Nội chiến ở Syria - ảnh tư liệu NewsWeek.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút phần lớn quân đội Mỹ khỏi Syria, để lại một số binh sĩ làm nhiệm canh gác các mỏ dầu ở Syria với lý do không để chúng bị “rơi vào tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”.

Với sự rút lui của Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đi đầu, tuyên bố cần phải đối phó với người Kurd và phong trào của đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở miền bắc Syria, giáp với lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đó là lý do tại sao Tổng thống Erdogan vẫn đang sử dụng quân đội của mình tại Syria trong nỗ lực xây dựng một khu vực đệm kéo dài khoảng 30 km nằm giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công mà Ankara coi là “khủng bố” trong tương lai vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngừng bắn

Vào tháng 2 năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ mất ít nhất 62 binh sĩ, gần 100 quân nhân khác của Ankara đã bị thương ở chiến trường Syria.

Các lực lượng do quân đội chính phủ Syria đã phá hủy hàng chục xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 10 máy bay không người lái.

Mỹ và Nga cũng thường xuyên xảy ra các va chạm nhưng không leo thang nguy hiểm ở Syria.

Washington nhiều lần cáo buộc Moscow liên quan đến nhưng cái chết của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga bác bỏ những cáo buộc này.

Vào đầu tháng 3 năm 2020, các Tổng thống của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (hai ông Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan), đã đồng ý rằng cần thực hiện một lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại khu vực giảm leo thang Idlib.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau đó nói rằng nếu quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không rời khỏi đất nước, Damascus sẽ sử dụng sức mạnh quân sự.

Lý do cho các cuộc đàm phán Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là do tình hình ở Idlib trở nên trầm trọng hơn, nơi hồi tháng 1 năm nay, một cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Syria nhằm vào các vị trí của phe đối lập vũ trang và khủng bố đã bắt đầu.

Các lực lượng chính phủ đã tái chiếm gần một nửa khu vực giảm leo thang Idlib và bỏ lại một số trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau đó, Ankara đã tăng mạnh lực lượng quân sự của mình trong khu vực và tiến hành chiến dịch “Lá chắn mùa Xuân” nhằm đẩy lùi quân đội Syria. Lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đa phần là các chiến binh trung thành với Ankara và ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

Hòa Bình

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/syria-tung-bang-chung-ban-roi-uav-to-va-dat-do-nhat-cua-quan-doi-my-d520066.html