Những năm gần đây ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu phong tục, tập quán, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật,... truyền thống, bên cạnh các hoạt động của các đơn vị, tổ chức chuyên nghiệp nhà nước, xuất hiện nhiều câu lạc bộ, nhóm, hội, cá nhân quan tâm tìm hiểu, đầu tư công sức với hoạt động khá phong phú như tổ chức diễn đàn trao đổi kiến thức, tọa đàm khoa học, phục dựng một số giá trị truyền thống, thực hiện công trình nghiên cứu chuyên sâu... Tuy nhiên, bên cạnh các dấu ấn tích cực của xu hướng tìm về nguồn cội này, đã xuất hiện không ít biểu hiện lệch lạc, cần chấn chỉnh thể hiện qua hiện tượng tranh luận thiếu tính học thuật, phê bình thiếu tính xây dựng, thậm chí nguy cơ sai lệch trong phổ cập kiến thức chuyên môn, lịch sử... Thực tế này đang đặt ra vấn đề là làm thế nào để vừa khơi dòng, vừa thúc đẩy sự phát triển, đồng thời góp phần định hướng điều chỉnh các hoạt động khôi phục giá trị văn hóa truyền thống này đi đúng hướng.

Kể chuyện sử Việt qua chiếc áo dài

Vì mong muốn kế thừa truyền thống và phát triển từ văn hóa của người Việt từ góc độ hội họa, nghệ sĩ Thu Trần (Trần Thị Thu) thiết kế áo dài từ lụa tơ tằm Việt Nam với các họa tiết vẽ tay theo phong cách riêng biệt. Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cùng CLB Đình Làng Việt nỗ lực nhiều năm cho việc giữ gìn, quảng bá hình dáng của Áo dài ngũ thân truyền thống đã có từ thời Nguyễn. Nghệ sĩ Võ Thị Trân Châu đã thực hiện tác phẩm 'Thủy Ảnh' - như kể lại một giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc thông qua nghệ thuật thị giác.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình: Tấm áo thể hiện cốt cách của người Việt

Từ nhiều năm nay nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Đình làng Việt do anh khởi xướng cần mẫn lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc. Nhân dịp đón xuân Tân Sửu, Hànôịmới Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình về chiếc áo dài truyền thống.

Ngày hội văn hóa Xúng xính Xuân

Tà áo dài từ lâu đã mang trong mình nét đẹp của hồn thiêng sông núi, của tâm hồn người Việt Nam. Tuy vậy, ít ai biết được tà áo dài Ngũ thân kể từ thời vua Minh Mạng đã được quy định là quốc phục nước Đại Nam ta. Do đó, ngày hội văn hóa 'Xúng xính Xuân' được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin lý thú này cùng vẻ đẹp áo dài Ngũ thân.

Du khách thích thú trải nghiệm tại lễ hội văn hóa dân gian

Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại do thành phố Hà Nội tổ chức với không gian ngập tràn sắc màu văn hóa truyền thống diễn ra vào dịp cuối tuần, trùng với thời gian hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đã thu hút đông người dân và du khách tới thăm quan.

Hồ Gươm lung linh đón Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2020

Bắt đầu từ 20h ngày 11/12, người dân Thủ đô và du khách tham quan sẽ được tận mắt tham quan và trải nghiệm với văn hóa dân gian đương đại và di sản văn hóa của Hà Nội tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ..

Hà Nội gặp mặt các nghệ nhân, những người làm di sản

Sáng 22-11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, những người làm di sản trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2020).

Đưa kiến trúc độc đáo của 'Đình làng Việt' đến với khán giả Đức

Triển lãm 'Đình làng Việt' trưng bày nhiều bức ảnh chụp các ngôi đình làng cổ của kiến trúc sư-nhiếp ảnh gia Trần Trung Hiếu nhằm giới thiệu nét văn hóa, kiến trúc độc đáo của Việt Nam.

Đưa kiến trúc độc đáo của 'Đình làng Việt' đến với khán giả Đức

Ngày 8/10, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức đã cùng phối hợp với Trung tâm Văn hóa xã hội iKARUS thuộc quận Lichtenberg ở thủ đô Berlin tổ chức Triển lãm ảnh mang chủ đề 'Đình làng Việt' nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1975 - 2020).

'Huế - kinh đô áo dài Việt Nam'

Đó là chủ đề của hội thảo về áo dài được tổ chức tại Huế với sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ cùng với đoàn đại biểu Đình Làng Việt.

Các nghệ sĩ khiếm thị biểu diễn 'Thanh âm hy vọng'

Ngày 4/7, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình nghệ thuật 'Thanh âm hy vọng'.

Vẻ đẹp của ngôi đình 300 năm tuổi trước ngày bị 'bức tử'

Trước ngày bị chính quyền xã trùng tu bằng cách phá bỏ hoàn toàn, xây dựng mới bằng bê tông, đình Lương Xá có niên đại ngót nghét 300 năm tuổi tại Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Lê Trung Hưng được đánh giá có giá trị rất cao về mặt lịch sử và văn hóa.

Đề án đưa 'làng biệt thự' 500 năm tuổi của Hà Nội thành trung tâm sáng tạo của Thủ đô

Làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ngôi làng cổ hơn 500 tuổi với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp độc đáo đang được nhóm nghiên cứu Khoa Kiến trúc-Quy hoạch (Đại học Xây dựng Hà Nội) thiết lập đề án 'Làng nghề may-du lịch'. Nhóm nghiên cứu hy vọng, làng Cựu trong tương lai sẽ trở thành trung tâm sáng tạo đồng thời là một điểm đến của du lịch Hà Nội.

Áo dài nam truyền thống trở lại đời sống đương đại

Bởi vẫn được lưu giữ trong gia đình, bảo tàng nên việc tìm lại chuẩn mực của áo dài ngũ thân nam giới không khó.

Neo giữ giá trị văn hóa Tết cổ truyền

Tết là dịp sắc màu văn hóa truyền thống được lan tỏa khắp nơi thông qua các phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng. Trải qua hàng ngàn năm, văn hóa truyền thống ấy được lưu truyền, kết tinh tạo ra nét đẹp trong đời sống tinh thần.

Đón 'Tết phố' đặc sắc ngay tại Phố cổ Hà Nội

Đây là lần đầu tiên người dân và du khách được đón 'Tết phố' đặc sắc tại nhiều điểm di tích trong khu Phố cổ Hà Nội. Chương trình tái hiện không gian sinh hoạt tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội, đồng thời là cơ hội tốt để quảng bá lịch sử văn hóa, du lịch của Thủ đô.

Phát huy văn hóa truyền thống, trở về nguồn cội

Chuẩn bị Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tại Hà Nội diễn ra hàng loạt chương trình đón Tết, vui Tết truyền thống quy mô lớn, không chỉ mang đậm phong tục tập quán của người dân Hà Thành xưa mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Rộn ràng đón Xuân Canh Tý trong lòng phố cổ Hà Nội

Các hoạt động văn hóa dịp Tết Nguyên đán sẽ được tái hiện hết sức chân thật trong chương trình 'Tết phố' tại phố cổ Hà Nội.

Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp Tết Nguyên đán

Hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, nhằm lan tỏa các giá trị truyền thống trong cộng đồng, quảng bá hình ảnh, văn hóa của Việt Nam và Hà Nội tới bạn bè quốc tế, trong ngày 18-1-2020, Câu lạc bộ Đình làng Việt phối hợp với Ban Quản lý phố cổ tổ chức chương trình Tết Việt 2020 tại nhiều điểm di tích lịch sử, giao lưu văn hóa khu vực phố cổ, quận Hoàn Kiếm.

Tái hiện Tết Việt truyền thống tại phố cổ

Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Hà Nội, vào ngày 18/1/2020, tại không gian phố đi bộ và phố cổ Hà Nội sẽ diễn một loạt các hoạt động văn hóa nhằm tái hiện Tết Việt.

Tái hiện Tết Việt trong lòng phố cổ

Trong ngày 18/1/2020 (tức 24 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), một loạt các hoạt động văn hóa nhằm tái hiện Tết Việt sẽ diễn ra trong những không gian văn hóa phố cổ và phố đi bộ Hà Nội.