Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).

Từ 1/8 sẽ áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Kỳ họp lần 5 của Ủy ban Hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vào cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thay mặt Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA).

Áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ 1/8/2022

Quy tắc cụ thể mặt hàng (phiên bản HS 2017) thuộc Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) sẽ được áp dụng từ 01/8/2022.

Đồng ý giảm thuế nhập khẩu xăng, nhưng không giúp giảm giá xăng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng động cơ, xăng không pha chì nhưng cũng đánh giá việc này không giúp giảm giá xăng trong nước.

Có cần điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng?

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng cần điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN đối với xăng dầu khó có thể làm cho giá xăng dầu trong nước giảm do tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu theo thuế suất MFN chiếm tỷ trọng rất thấp.

Có cần thiết điều chỉnh thuế môi trường đối với xăng dầu?

Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến giá bán xăng dầu trong nước. Do đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường rất cần thiết để bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Giá xăng dầu trong nước tăng thấp hơn mức tăng của thế giới

Để giảm thiểu ảnh hưởng do sự biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới đối với giá xăng dầu trong nước, thời gian qua, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã sử dụng hiệu quả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG), đảm bảo phù hợp với quy định. Theo đó, giá xăng dầu trong nước đã có mức tăng thấp hơn mức tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy và không thuần túy trong VKFTA

Thông tư số 40/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) trong đó giải thích rõ về hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa không thuần túy.

Nhiều nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Qua nghiên cứu kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng, kể cả các nước giàu. Do xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Giảm thuế xăng dầu sẽ làm giảm khả năng chi tiêu cho phát triển và an sinh xã hội

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Trọng Thịnh, câu chuyện giá xăng dầu tăng khi kinh tế phục hồi nằm trong dự tính của các nhà kinh tế. Theo ông, đề xuất giảm thuế xăng dầu cần thiết được nghiên cứu hết sức cẩn trọng để đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, bởi giảm thuế sẽ giảm khả năng chi tiêu cho phát triển, an sinh xã hội và nhiều mục tiêu khác.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc

Sau 5 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), Hàn Quốc hiện đang là quốc gia đứng đầu về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Việt Nam và Hàn Quốc thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng

Tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng Thương mại đã thảo luận và chia sẻ nhu cầu thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn nữa giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Việt Nam chuẩn hóa hệ thống cảnh báo sớm trong phòng vệ thương mại

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hàn Quốc, hệ thống cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại được vận hành sẽ là bước tiến quan trọng của Bộ Công Thương nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất và cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Thâm hụt cán cân Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc không đáng lo ngại

Mức thâm hụt thương mại Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng lớn sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực. So với 6 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu đã tăng hơn 7 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 1,4 tỷ USD, điều này khiến cho nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng từ 10 tỷ USD lên 16 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2017.