Nhân rộng diện tích Hồng không hạt ở Nghĩa Thuận

Đồng chí Lê Thanh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ) cho biết: Hiện, toàn xã có trên 105 ha cây HKH; trong đó, hơn 50 ha đã cho thu hoạch. Dự kiến, tổng sản lượng năm nay đạt khoảng 170 tấn, tăng hơn 20 tấn so với năm 2019. Trong những năm qua, ngoài cách ươm rễ truyền thống, người dân tự học hỏi thêm về phương pháp mắt ghép HKH trên cây hồng dại. Một số hộ trong xã đã thành công từ thử nghiệm cây mắt ghép và cho hiệu quả cao hơn cũng như cho quả sớm hơn từ 1 đến 2 năm và tuổi thọ cũng lâu hơn so với ươm rễ; chất lượng quả vẫn giữ nguyên. Năm 2020, theo Chương trình 30a, xã được hỗ trợ 480 triệu đồng để nhân rộng mô hình trồng cây HKH; cụ thể, với mô hình ghép hơn 10 nghìn cây giống HKH trên cây hồng dại và hướng đến tăng thêm 30,5 ha diện tích HKH mới. Nhằm duy trì và nâng cao chất lượng quả, xứng với các tiêu chí đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận bảo hộ và Chỉ dẫn địa lý năm 2017. Đặc biệt, là tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới.

Đi đánh cá ở đập, 2 cậu cháu đuối nước tử vong

Trong lúc đánh cá tại đập Khe Lau, hai cậu cháu ở Nghệ An không may gặp nạn, bị đuối nước tử vong.

Cuộc sống mới ở Tả Súng Chư

Tả Súng Chư là một trong những thôn thường xuyên chịu thiệt hại do mưa lũ, sạt lở ở xã biên giới Nghĩa Thuận (Quản Bạ). Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện về công tác phòng, chống thiên tai, nhất là công tác di dời hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở. Đến nay, những hộ dân được di dời đến vùng an toàn đã có cuộc sống ổn định, người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Phát triển Hồng không hạt thành cây hàng hóa ở xã vùng biên Nghĩa Thuận

Những năm gần đây, xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ) đã có nhiều khởi sắc trong phát triển KT - XH. Phát huy những tiềm năng, ưu thế sẵn có của địa phương; cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Thuận đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tiêu biểu như cây Hồng không hạt (HKH) và các loại rau màu.

Diện mạo mới thôn Cốc Pục

Nhiều năm trước, đến Nghĩa Thuận (Quản Bạ), đường sá đi lại rất khó khăn, người dân sinh sống mỗi nhà một nơi và phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông, lâm nghiệp đơn thuần. Được sự quan tâm của các cấp và đặc biệt là ý chí tự lực vượt khó vươn lên, đời sống của bà con các dân tộc trong xã ngày càng có nhiều khởi sắc; diện mạo xã nông thôn vùng cao giờ đã có nhiều đổi mới. Đặc biệt, thôn Cốc Pục đã có bước chuyển đáng kể trong phong trào phát triển KT – XH và XĐGN; hiện, thôn như một góc phố nhỏ nằm giữa lưng chừng núi, những nhà xây kiên cố, khuôn viên vườn sạch, nhà đẹp đang dần bao phủ toàn thôn.

Nâng tầm thương hiệu Hồng không hạt Quản Bạ

Trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã, đang không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng và giữ vững thương hiệu Hồng không hạt (HKH) để giúp người dân yên tâm sản xuất; góp phần phát triển KT – XH, thoát nghèo bền vững... Đặc biệt, từ khi được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, HKH Quản Bạ đã trở thành cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở các xã: Nghĩa Thuận, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn.