Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp.
Tính từ đầu năm đến nay, Thanh Hóa đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nhanh của cả nước. Tuy nhiên, tại địa phương tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm vẫn rất chậm, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của cả tỉnh….
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phát động chiến dịch 60 ngày, đêm tăng tốc hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Mục tiêu đến 31/12/2024, toàn tỉnh giải ngân 100% vốn đã được Chính phủ giao, bất luận khó khăn, thách thức.
Sáng 30/10, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách Nhà nước 10 tháng năm 2024; các nhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chương trình mục tiêu quốc gia lớn, mà thành quả mang lại là làm thay đổi cả về lượng và chất trong sự phát triển ở khu vực nông thôn. Nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của chương trình, trong suốt quá trình triển khai thực hiện, với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhất là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của Nhân dân, huyện Hà Trung đã huy động mọi nguồn lực xã hội, 'cán đích' huyện NTM đúng kế hoạch đề ra.
Nhắc đến bà Lê Thị Khải, sinh năm 1945, người dân xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, ai nấy đều biết đến. Bà Khải được mệnh danh là người luôn hết mình với mọi phong trào của địa phương, được chính quyền và nhân dân vô cùng tin yêu, quý mến. Hiện nay, bà là Ủy viên Ban chấp hành Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) xã Hoàng Diệu và là Chi hội trưởng Chi hội TNXP thôn Bài Trượng, xã Hoàng Diệu.
Từ phía Bắc đầu cầu Đò Lèn, thuộc địa phận huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa rẽ tay phải qua Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, du khách có thể đi đường bộ hoặc đường sông. Nếu đi đường bộ cứ theo dọc đê sông Lèn trải thảm bê tông mịn màng, qua xã Hà Ngọc là đến xã Hà Sơn cách độ mươi cây số, nơi có 'tháng sáu hội gai' chính là lễ hội Đền Hàn (hay) Hàn Sơn.
Trong 'Chiến tranh phá hoại miền Bắc', cầu Đò Lèn là một trong những mục tiêu đánh phá của đế quốc Mỹ và nơi đây đã trở thành 'tọa độ lửa'. Với tinh thần giữ cho 'mạch máu' giao thông nối hậu phương lớn miền Bắc với chiến trường miền Nam thông suốt, những chàng trai, cô gái dân quân 'tay cày, tay súng' của huyện Hà Trung đã dũng cảm vượt mưa bom, bão đạn, bám đất, bám làng, bám trận địa chiến đấu, canh bầu trời, bảo vệ cầu Đò Lèn.
Dòng sông Lèn phát nguồn bởi sông Mã dữ dội từ thượng nguồn biên giới Việt - Lào. Khi gặp núi Bần chắn ngang, tại ngã Ba Bông (xã Hàn Sơn - Hà Trung) sông Mã tách dòng thành nhánh sông Lèn kéo dài tới 34km. Ngã ba sông trở thành bến chợ, thuyền bè tấp nập bởi tiếp giáp với nhiều xã thuộc các huyện xung quanh. Bến đò Lèn hình thành từ đó.
Đứng trên núi Chiếu Bạch, xứ sở Hoa Lâm xưa nhìn về phía Nam là dòng sông Lèn uốn lượn - một nhánh của hạ lưu sông Mã bắt nguồn từ ngã Ba Bông xã Hà Sơn, nơi 'con gà gáy cả 5 huyện đều nghe', sông Lèn cũng là ranh giới giữa huyện Hà Trung và huyện Hậu Lộc.
'Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng/ Soi bóng dòng sông Mã chảy mênh mang… Lừng lẫy chiến công Hàm Rồng đó/ Đây bóng cầu ghi sức mạnh quân dân…'. Lời bài hát 'Chào sông Mã anh hùng' của nhạc sĩ Xuân Giao nói về một cây cầu, như bao cây cầu khác, nhưng với Hàm Rồng - những khối sắt thép, bê tông ấy không còn là vô tri mà đã được thổi hồn thành 'nhân vật sống', là 'nhân chứng lịch sử' một thời hoa lửa.
Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: 'Một tiếng gà gáy năm huyện cùng nghe'.
Chiều 4/9 thông tin từ Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an Thanh Hóa cho biết, đã tìm thấy thi thể người đàn ông nghi nhảy cầu Đò Lèn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) tự tử sau gần 1 ngày tìm kiếm.
Sau gần 1 ngày tìm kiếm, chiều 4-9 lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an Thanh Hóa đã tìm thấy thi thể người đàn ông nghi nhảy cầu Đò Lèn (Hà Trung) tự tử.
Đầu năm 1965, trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược 'chiến tranh đặc biệt' đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược 'chiến tranh cục bộ' ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam, đồng thời tăng cường và mở rộng chiến tranh phá hoại nhằm đưa miền Bắc trở về 'thời kỳ đồ đá'. Thanh Hóa là một trong những địa bàn mục tiêu của đế quốc Mỹ. Ở vị trí cửa ngõ, cầu Đò Lèn (Hà Trung) là một trong những điểm nút quan trọng mà Mỹ muốn chặn đường vận chuyển người, vũ khí và lương thực tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản về việc xin ý kiến Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Các tháng đầu năm 2023, UBND huyện Hậu Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, gấp rút hoàn thành các dự án, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, có công đánh Tống bình Chiêm và xây dựng đất nước. Vốn tên thật là Ngô Tuấn, sinh trưởng ở Thăng Long, Hà Nội, được vua ban quốc tính thành họ Lý, và sự nghiệp hiển hách thường được nhắc tới với chiến công trên sông Như Nguyệt ở xứ Kinh Bắc.
Nếu như sông Như Nguyệt, tức sông Cầu ở xứ Kinh Bắc vang lừng chiến công của danh tướng Lý Thường Kiệt đánh quân xâm lược nhà Tống từ phương Bắc thì sông Lèn ở xứ Thanh lại gắn liền với công lao to lớn của ông trong việc khai mở, xây dựng đất nước và vỗ yên bờ cõi phía Nam lúc bấy giờ mà đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích đáng tự hào.
Dù không đội mũ bảo hiểm, dừng xe thiếu gọn gàng làm cản trở giao thông nhưng nam thanh niên điều khiển xe máy vẫn ngang ngạnh chặn đầu ô tô rẽ phải.
Ngày 30-4, các phương tiện từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc về Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh rất đông đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, kéo dài trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa.
Một ngày đầu tháng 4, chúng tôi về phường Nam Ngạn để được gặp gỡ, trò chuyện cùng bác Hoàng Xuân Cành, Khu đội phó Khu đội dân quân Nam Ngạn của một thời đạn lửa. Bác Cành năm nay 77 tuổi, cái tuổi khiến bác quên đi một vài ký ức xa xưa nhưng duy cái cảm xúc về một thời đạn bom ác liệt ở chiến trường Hàm Rồng – Nam Ngạn năm 1965 thì vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ.
Di tích thắng cảnh động Hồ Công là một quần thể bao gồm: động Hồ Công, núi Xuân Đài, núi Trác Phong và chùa Du Anh, xưa thuộc xã Thiên Vực, huyện Vĩnh Phúc, nay thuộc xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc. Nơi đây nổi tiếng là một 'bầu ngọc', 'bầu trời', bởi có cảnh sắc tựa thiên bồng.
Sau cú va chạm, chiếc xe ô tô 4 chỗ xoay ngang trước đầu xe ben, lật 'phơi bụng' rồi xoay nhiều vòng trên đường.
Sự việc xảy ra mới đây trên Quốc lộ 1A, gần khu vực cầu Đò Lèn, xã Đồng Lộc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Trong đời của mỗi người, có lẽ ai cũng có ký ức để tiếc thương. Ở mỗi đoạn đời, ta lại có cảm nhận ký ức ấy lắng sâu hơn... Với tôi đó là sự hy sinh của phi công Trần Nguyên Năm, người đã cùng biên đội lần đầu tiên trong lịch sử không quân Việt Nam, chỉ với máy bay MIG17 đã bắn rơi 2 máy bay F105 (thần sấm Mỹ) trên bầu trời Hàm Rồng, Thanh Hóa, ngày 4-4-1965.
Nhiều người đi đường thấy một cô gái đi xe đạp lên cầu rồi dừng lại. Cô gái sau đó lao xuống sông tự tử trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Để lại xe đạp dưới chân cầu, cô gái mới tròn 20 tuổi nhảy xuống sông tự tử. Đây là vụ nhảy cầu tự tử thứ 2 xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong ngày 24/6.
Sáng 24/6, ông Cù Văn Hân – Chủ tịch UBND thị trấn Hà Trung (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nhảy cầu Đò Lèn tự vẫn.
Hàm Rồng - tên gọi đã gắn liền với 'huyền thoại' về 'cây cầu sắt nhỏ bắc qua sông Mã', là 'bản anh hùng ca' của quân và dân Thanh Hóa nói chung, Hàm Rồng - Nam Ngạn nói riêng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược. 56 năm đã trôi qua, trên mảnh đất xứ Thanh, ký ức về hai ngày 3 và 4-4-1965 vẫn rực lửa, cuồn cuộn khí thế anh dũng, kiên cường chiến đấu và niềm tự hào chiến thắng, giáng đòn đau vào không lực Hoa Kỳ.
Từ cầu Đò Lèn trên Quốc lộ 1A, đi ngược về phía Tây men theo triền đê sông Lèn để lên ngã ba Bông, chỉ một quãng đường chừng 10 km nhưng là cả một vùng thắng cảnh, văn hóa tâm linh gắn liền với những địa danh di tích cấp tỉnh và quốc gia. Trên nền văn hóa – lịch sử ấy, song hành cùng lịch sử hình thành và phát triển làng xã, biết bao thế hệ cháu con nơi đây luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm góp phần xây dựng, đổi mới quê hương.
Năm 2020, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Hậu Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả lợi thế bứt phá đi lên, xây dựng Hậu Lộc phát triển nhanh, bền vững.
Giới truyền thông phương Tây bình luận, đây là 'những ngày đen tối nhất của không lực Mỹ'. Sau 2 ngày ngùn ngụt khói lửa, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang nối đôi bờ sông Mã, trong khi đối phương bị thiêu rụi 47 máy bay.
Người ta đã 'hoạch toán vui' giá đào tạo phi công tính bằng cân nặng số vàng tương đương với trọng lượng cơ thể chính người phi công. Trên thực tế, mỗi người phi công thậm chí còn quý giá hơn số vàng đó nhiều lần.
...Chỉ trong thời gian ngắn, quân dân khu vực Hàm Rồng đã hoàn tất mọi việc, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu và chiến thắng. Cùng với Hàm Rồng, tại khu vực Đò Lèn, quân dân các huyện Hà Trung, Hậu Lộc đã phối hợp với bộ đội cao xạ 37 ly, đại đội 4 (Trung đoàn 14, Sư đoàn 213) hoàn chỉnh trận địa xung quanh khu vực cầu Đò Lèn, sẵn sàng chiến đấu.
Năm 1965, những trận chiến đấu vô cùng ác liệt của quân và dân ta với địch lại diễn ra ngay trên vùng đất vốn là hậu phương không phải chiến trườngvẫn không thể nào quên với những người tham gia bảo vệ cầu Hàm Rồng.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Đò Lèn (Hà Trung) có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam. Chính vì vậy, khu vực Đò Lèn với diện tích chưa đầy 3 km2 là mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ khi xâm phạm bầu trời Thanh Hóa.