Hà Nội: Phát triển kinh tế tuần hoàn, chăn nuôi hữu cơ là xu thế tất yếu

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, để xử lý vấn đề môi trường và phát triển tuần hoàn trong chăn nuôi, Hà Nội cần phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, đây là giải pháp đặt lên hàng đầu. Hiện tại Hà Nội đã có định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kết nối tạo hệ sinh thái chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ

Việc chuyển đổi từ kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có sự thay đổi cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của các bên liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Giảm chất thải nhựa để giảm áp lực cho môi trường

Tại Hội thảo 'Quản lý chất thải nhựa ngành nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp' ngày 31.5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng phải thúc đẩy các hành động giảm thiểu chất thải nhựa ngành nông nghiệp một cách có hệ thống để tạo chuyển biến mạnh mẽ, giảm áp lực cho môi trường.

Mô hình nào để ngành nông nghiệp giảm hàng trăm nghìn tấn rác thải nhựa

Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của ngành nông nghiệp mỗi năm đều tạo ra áp lực lớn với môi trường từ bao bì nhựa, ni lông và các chất thải rắn, cần có các hành động chuyển biến mạnh mẽ.

Dự án giảm nghèo 'Chưa đi câu đã gãy cần'

Mỗi năm tỉnh Nghệ An phân bổ hàng nghìn tỷ đồng (cả nguồn vốn Trung ương và địa phương) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, một số chương trình, dự án thất bại ngay từ bước triển khai, người dân gọi đó là 'chưa đi câu đã gãy cần'.

Người công nhân với nhiều giải pháp hiệu quả trong phát triển chăn nuôi

Là công nhân chăn nuôi, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) anh Nguyễn Văn Ngọc (sinh năm 1990) được đồng nghiệp đánh giá là người có tính kỷ luật cao, chăm chỉ học hỏi, sáng tạo, đổi mới trong quá trình nghiên cứu, lao động sản xuất, đáp ứng tốt công việc được giao...

Nuôi gà thời công nghệ 4.0

Cách đây 5, 6 năm, câu chuyện chị Hà Thị Thuật (trong ảnh), tổ dân phố Vĩnh Thiện, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) mua hàng nghìn chiếc kính về đeo cho các chú gà trống đã trở thành chuyện lạ khiến bao người tò mò. Nay chị lại gây bất ngờ khi đầu tư thêm 1 trang trại gà trống thiến nằm khuất sâu tại thôn Tân Lập, xã Trung Hòa. Chị vui vẻ gọi đó là 'gà thái giám', nuôi gà này cần có một khu biệt lập riêng, ví như 'cung tẩm' rộng rãi, tránh xa ồn ào, dịch bệnh nữa.

Dự án SafePork: Tỷ lệ thịt lợn bán lẻ bị nhiễm khuẩn giảm từ 52% xuống 24%

Tại hội thảo tổng kết Dự án các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam' (SafePORK), ngày 28/3, đại diện dự án cho biết các gói can thiệp đã giúp cải thiện hiệu quả vệ sinh nơi bán và các lò mò lợn.

Hỗ trợ quản lý giúp cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Ngày 28/3, tại Hà Nội đã tổng kết Dự án 'Các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam' (SafePORK).

Cung cấp nguồn giống gia cầm chất lượng phục vụ sản xuất

Năm 2022, ngành chăn nuôi gặp không ít khó khăn: Giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng, diễn biến thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến năng suất các đàn gia cầm. Do đó, việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và cung ứng nguồn con giống chất lượng cao cho sản xuất là một trong những biện pháp góp phần bảo đảm chăn nuôi phát triển ổn định.

Cần phát huy năng lực đơn vị sự nghiệp khoa học chăn nuôi

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi ở xã Bình Sơn, thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) là đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu khoa học chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có nhiều sản phẩm khoa học ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, góp phần phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, cần có cơ chế phát huy năng lực các nhà khoa học và tiềm năng của Trung tâm này.

BIDV bán khoản nợ 1.113 tỷ thế chấp bằng đất và chuồng heo

BIDV đưa ra mức giá khởi điểm dự kiến bằng tổng dư nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn và phí tại thời điểm ký hợp đồng bán đấu giá, tương ứng 1.113 tỷ đồng.

Thúc đẩy chăn nuôi từ góc độ khoa học và công nghệ

Những năm qua, Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, góp phần tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm vật nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

3.000 ngày tư vấn khởi nghiệp cho người nông dân

Bước sang tuổi thứ 9, Chương trình Khởi nghiệp của VTC16 sẽ tiếp tục lan tỏa ngọn lửa đam mê với nhà nông, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Lâm Bình cải tạo vóc dáng đàn dê

Nghề chăn nuôi dê trong những năm qua phát triển mạnh cả về số lượng đàn và số hộ nuôi. Hiện nay, tổng đàn dê của huyện khoảng 3.700 con. Giá bán dê thịt vài năm nay luôn ở mức cao, thu nhập của người chăn nuôi tương đối ổn định. Mặt khác, dê là động vật ăn tạp, dễ nuôi, ít bị bệnh, mức đầu tư thấp, quay vòng vốn nhanh, thị trường đầu ra khá ổn định.

Trình diễn thành công mô hình nuôi vịt biển an toàn sinh học

Với mục tiêu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, tìm kiếm cây, con mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi của địa phương để dần thay thế các giống cây, con cũ đã thoái hóa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình trình diễn chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trình diễn sau 3 năm khẳng định được hiệu quả và tính thích nghi sẽ được nhân ra diện rộng. Từ mô hình thí điểm nuôi vịt biển mở ra một hướng làm ăn mới có hiệu quả, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Pháp đứng trước nguy cơ thiếu thịt bò do nguồn cung khan hiếm

Theo Viện Chăn nuôi, nước này có thể mất thêm 1 triệu con bò vào năm 2030 do tình trạng hạn hán; các nhà phân phối, cửa hàng thịt, nhà hàng có thể sẽ không còn thịt bò Pháp để phục vụ người tiêu dùng.

Pháp đối mặt nguy cơ thiếu thịt bò

Dự báo về tình hình thịt bò trong thời gian tới, nhật báo Les Echos cảnh báo do việc chăn nuôi gia súc ở Pháp không mang lại lợi nhuận nên nhiều trang trại đã phải ngừng hoạt động.

Phát triển nông nghiệp xứng tầm Thủ đô

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025', Hà Nội đã thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đáng chú ý, Hà Nội đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, bền vững, xứng tầm Thủ đô.

Triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại xã Hải Quế

Thực hiện Dự án phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Việc triển khai mô hình sẽ giúp các hộ dân tiếp cận với đối tượng vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện địa phương.