Tại sao cung nữ mới nhập cung chỉ làm kiểu tóc này? 10 phần trang nhã, 9 phần tiết kiệm
Có những kiểu tóc được làm ra nhằm thể hiện hàm bậc trong cung nhưng cũng có nhiều kiểu thể hiện cho cả trinh tiết của phi tần mới nhập cung.
Nói không quá khi cho rằng, những bộ phim truyền hình dài tập về cung đình Trung Quốc luôn có sức hút đặc biệt đối với khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam. Từng chi tiết lịch sử thú vị của5.000 năm của đại quốc Trung Hoa được gài gắm và thể hiện khéo léo trong các tình tiết phim gay cấn. Hút sóng nhất nhiều năm gần đây luôn là các trận chiến tranh chấp quyền lực, sự sủng ái của vua chúacủa dàn hậu cung trong phim.
Đứng góc độ là fans của cái đẹp, nhiều chị em còn cực phấn khích trước các tạo hình hút mắt của các nữ diễn viên trên phim.Điều được chú ý nhất chính là y phục, cách hóa trang và trang sức của các phi tần trong hậu cung. Vai càng quan trọng thì độ đầu tư càng cao.
Vào đầu triều đại nhà Thanh, "lưỡng bả đầu"là một kiểu tóc rất phổ biến vơítoàn bộ tóc vấn lên đỉnh đầu. Nữ giới sử dụng một cây trâm dài làm khung, đặt ngang đầu, sau đó phân từng nhúm tóc vấn lên cây trâm từng lớp từng lớp, phần tóc thừa ở phía sau được tạo thành đuôi phía trên gáy, như vậy có thể khiến cho cổ của người phụ nữ có cảm giác dài hơn, càng lộ vẻ đoan trang.
Thời đầu nhà Thanh, những vị Hoàng thái hậu hay Hoàng hậu đều chú trọng việc ăn mặc đơn giản, khi đầu vấn kiểu “lưỡng bả đầu” chỉ dùng trang sức là hoa tươi hay nhung, không chuộng dùng châu báu phỉ thúy, cũng là để làm gương cho những cung nữ phi tần trong việc tiết kiệm. Trong 1 số bộ phim, các phi tần mới nhập cung cũng thường để kiểu tóc này hàm ý thể hiệnsự thẹn thùng, nhút nhát một cách tinh tế.
Tương truyền rằng, những nhân vật "máu mặt" của lịch sử Trung Hoa khi mới được gả vào cung thường để tóc lưỡng bả đầu, đeo trang sức xanh lam để thể hiện mình không tranh không đoạt, không vội vàng gấp gáp.
Nữ nhân chốn cung đình vào các dịp đại lễ phải mặc triều phục, búi tóc dần dần được cố định ra sau đầu để thuận tiện cho việc đội triều quán và điền tử. Tuy nhiên, theo thời gian, búi tóc tròn dần dần gây bất tiện và vướng víu khi đội điền tử. Vì thế, các nương nương đã sáng tạo ra kiểu chải tóc thành búi dẹt trên đỉnh đầu chính là tiền thân của Tiểu lưỡng bả đầu (còn gọi là Nhất tự đầu vì búi tóc trông giống hình chữ nhất).
Tiểu lưỡng bả đầu được đánh giá là một trong những kiểu tóc đơn giản nhất của người Mãn châu và được lưu hành rất lâu trong cung đình. Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu Phú Sát thị của hoàng đế Càn Long cũng thường thích chải kiểu tóc này. Bà thậm chí không dùng trang sức quý mà chỉ trang trí bằng hoa tươi để nhắc nhở nội mệnh phụ lấy tiết kiệm làm gốc. Tiểu lưỡng bả đầu có một hạn chế là do kích thước nhỏ nên không thể gắn thêm nhiều trang sức.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận, vào những năm Càn Long, các phương thức sản xuất phát triển, cuộc sống thịnh vượng, công nghệ chế tạo sức phẩm cùng từ đó mà không ngừng đi lên. Các loại sức phẩm trân quý ở khắp nơi được dâng đến Hoàng cung, khiến cho nhu cần làm đẹp của các vị nương nương ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, kiểu tóc Tiểu lưỡng bả lúc bấy giờ lại không đủ lớn và đủ độ chắc chắn để mang những loại trang sức có khối lượng lớn như vàng bạc châu ngọc.
Khi vấn kiểu tóc Lưỡng bả đầu, đầu tiên cần cố định tóc ở giữa đầu, sau đó đặt phát giá lên rồi mới phân làm hai luồng để tạo hình. Ở giữa những lọn tóc gần phần gốc cố định với phát giá, dùng một cây trâm Biển phươngxuyên ngang qua, rồi dùng trâm nhỏ để cố định. Với một kiểu đầu có khung tóc chắc nhắn thế này, các vị nương nương có thể thoải mái làm đẹp mà không phải lo sợ sức phẩm che hết tóc hay búi tóc bị bung.
Khoảng thời gian đầu, Lưỡng bả đầu được chải khá thấp, có phần "cánh" sát với mang tai. Bắt đầu từ thời Hàm Phong, theo quan sát trong một số tranh ảnh thì có thể thấy Lưỡng bả đầu đã được búi cao hơn so với nguyên bản. Trong phim ảnh về triều Thanh, đây là kiểu đầu thường thấy ở các cung nữ và các nương nương ăn vận đơn giản.