Tại sao Thái Lan không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình?

Ở các nước đang phát triển, sự dư thừa bất động sản xa xỉ thường báo hiệu sự phân bổ nguồn lực tài chính không phù hợp.

Hàng hóa được xếp tại cảng ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàng hóa được xếp tại cảng ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù là một trong những nước Đông Nam Á đông dân đầu tiên đạt được vị thế nền kinh tế có thu nhập trung bình vào đầu những năm 1990, Thái Lan đã phải vật lộn để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Thái Lan vào năm ngoái là khoảng 7.000 USD, thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc và nước láng giềng Malaysia.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 bắt nguồn từ Thái Lan đã tàn phá nền kinh tế nước này, gây mất ổn định hệ thống ngân hàng và tài chính, đồng thời kiềm chế triển vọng phát triển của quốc gia Đông Nam Á này. Phải mất gần một thập kỷ, Thái Lan mới lấy lại được mức GDP bình quân đầu người trước khủng hoảng. Kể từ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ hơn 4%/năm là quá thấp đối với một nền kinh tế thu nhập trung bình.

Tháng trước, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Phát triển Thế giới 2024 với tựa đề "Bẫy thu nhập trung bình". Báo cáo nêu bật thách thức cốt lõi đối với các nền kinh tế như Thái Lan: trong khi đầu tư lớn và sự lan tỏa công nghệ có thể đưa một quốc gia từ vị thế thu nhập thấp lên trung bình, thì việc tiến lên vị thế thu nhập cao - với GDP bình quân đầu người ít nhất là 14.000 USD - đòi hỏi phát triển năng lực đổi mới trong nước.

Du khách nước ngoài đến thủ đô Bangkok của Thái Lan thường ngạc nhiên khi biết về tình trạng trì trệ này. Những tòa nhà chọc trời, khách sạn, chung cư và trung tâm mua sắm cao cấp cùng với các lựa chọn ăn uống sang trọng của thành phố đã tạo ra cảm giác về một quốc gia năng động, sáng tạo đang trên đà đạt được vị thế nền kinh tế có thu nhập cao trong vòng một thập kỷ tới hoặc lâu hơn.

* Bất động sản dư thừa

Đường Khao San, một địa điểm du lịch nổi tiếng, ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Đường Khao San, một địa điểm du lịch nổi tiếng, ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

* Mối quan ngại về sản xuất

Sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản làm chuyển hướng vốn và nguồn lực quan trọng - chẳng hạn như đất đai và lao động - khỏi các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn. Trong khi Thái Lan tự hào có một nền sản xuất với quy mô lớn và có tính cạnh tranh, chiếm khoảng 1/3 nền kinh tế, thì lĩnh vực này vẫn bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn Thái Lan chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, tài nguyên và các dịch vụ ít thâm dụng công nghệ, phản ánh một mô hình chung ở các quốc gia bẫy thu nhập trung bình: các công ty địa phương dễ thành công hơn trong các lĩnh vực ít có tính thương mại như dịch vụ, trong khi sản xuất phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu.

Mặc dù thu hút đầu tư đa quốc gia vào các lĩnh vực như ô tô và điện tử là có lợi, nhưng việc quá phụ thuộc vào các công ty nước ngoài đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ mà Hàn Quốc và Trung Quốc dành cho các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu của họ, các nhà sản xuất Thái Lan sẽ phải vật lộn để đảm bảo nguồn tài chính phù hợp cho việc mở rộng, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển.

Các công ty đa quốc gia cũng thường ít đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở các quốc gia đang phát triển do thiếu kỹ năng công nghệ cao và khả năng khoa học. Điều này tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan khó giải quyết: các công ty đa quốc gia thiếu động lực để tham gia vào sản xuất tiên tiến khi không có công nhân lành nghề, trong khi công nhân có ít động lực để cải thiện kỹ năng cần thiết, do có rất ít công việc hiện tại đòi hỏi họ làm như vậy.

* Rào cản chính trị

Những thách thức về sự phối hợp như vậy thường đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ, dưới hình thức trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển hoặc các ưu đãi cho sinh viên theo đuổi các chương trình đào tạo về khoa học và công nghệ. Nhưng một rào cản thứ ba kìm hãm các quốc gia bẫy thu nhập trung bình như Thái Lan là yếu tố chính trị.

Không giống như các nền kinh tế châu Á đã công nghiệp hóa thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và gần đây hơn là Trung Quốc, Thái Lan thiếu sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ trong việc tái cấu trúc kinh tế và nâng cấp công nghệ.

Huy Tiến (P/v TTXVN tại Bangkok)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/tai-sao-thai-lan-khong-thoat-khoi-bay-thu-nhap-trung-binh/350924.html