Tân Sơn tạo nền cho công nghiệp phát triển

PTĐT - Hơn 10 năm trước, khi thành lập huyện mới, huyện Tân Sơn đã 'tính toán' đến việc phát huy lợi thế địa bàn để phát triển công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nhằm từng bước phá bỏ thế thuần nông. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010-2015 định hướng đến 2020, huyện đã có những giải pháp mang tính đột phá nhằm tạo nền cho công nghiệp phát triển.

Công ty CP Tasa Tân Sơn đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng Nhà máy sản xuất gỗ, công suất 60.000m3/năm tại cụm CN Tân Phú, khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.- Lãnh đạo Công ty giới thiệu quy trình sấy gỗ mới đưa vào hoạt động.

Công ty CP Tasa Tân Sơn đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng Nhà máy sản xuất gỗ, công suất 60.000m3/năm tại cụm CN Tân Phú, khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.- Lãnh đạo Công ty giới thiệu quy trình sấy gỗ mới đưa vào hoạt động.

PTĐT - Hơn 10 năm trước, khi thành lập huyện mới, huyện Tân Sơn đã “tính toán” đến việc phát huy lợi thế địa bàn để phát triển công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nhằm từng bước phá bỏ thế thuần nông. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010-2015 định hướng đến 2020, huyện đã có những giải pháp mang tính đột phá nhằm tạo nền cho công nghiệp phát triển.Xác định rõ những khó khăn của huyện nghèo, không có thị trấn, thị tứ, không có doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các cơ sở sản xuất TTCN vừa ít, vừa nhỏ lẻ, 100% sản phẩm ở dạng thô, giá trị không cao… nên huyện Tân Sơn đã khẩn trương bắt tay vào quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp ở xã Tân Phú với diện tích 45ha để thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời lập quy hoạch đô thị (thị trấn Tân Phú), quy hoạch hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, nước…; tập trung phát triển cây lâm nghiệp, cây chè nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến gỗ, giấy, chè…; khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, từng bước tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phục vụ xuất khẩu. Quá trình thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp Tân Phú, nhận thấy vị trí xây dựng cụm không khả thi, huyện đã trình UBND tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch sang vị trí mới thuận lợi hơn. Để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, Tân Sơn đã tập trung khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương như nguồn lao động, nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp chế biến chè, chế biến lâm sản dồi dào, thuận lợi trong kết nối giao thương với các tỉnh Yên Bái, Sơn La để thu hút các nguồn lực bên ngoài vào phát triển ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ngành công thương theo hướng hội nhập quốc tế, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Từ những nỗ lực, cố gắng của huyện trong điều chỉnh quy hoạch cụm CN và thu hút đầu tư, đến nay cụm công nghiệp Tân Phú đã có 3 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng vốn đăng ký: 204,633 tỷ đồng. Trong đó có 2 doanh nghiệp FDI là Công ty TNHH TS Flex và Công ty TNHH Shillim xây dựng nhà máy sản xuất vải bạt, bao bì PP, PE; 1 doanh nghiệp trong nước xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu là Công ty CP - Tasa Tân Sơn. Tỷ lệ lấp đầy của cụm CN đạt 30,4% diện tích, tổng doanh thu từ đầu năm đến nay đạt 80 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 620 lao động địa phương. Ông Hà Văn Khanh- Phó Giám đốc Công ty CP Tasa Tân Sơn cho biết: “Ngay khi triển khai đầu tư dự án chế biến gỗ công suất 60.000m3/năm, doanh nghiệp chúng tôi đã được huyện tạo mọi điều kiện về mặt bằng thi công cùng hệ thống cấp điện, cấp nước đến chân hàng rào nên rất yên tâm đẩy nhanh tiến độ dự án”. Hiện khối lượng đầu tư của dự án đạt 60%, hệ thống nhà xưởng, sân bãi cơ bản hoàn thành, bước đầu công ty đã vận hành khâu sấy gỗ, đang chờ nhập các thiết bị máy móc của Đài Loan và một số nước châu Âu về lắp đặt, đảm bảo giữa quý 4/2019 sẽ sản xuất ra các sản phẩm gỗ sấy khô, gỗ xẻ phục vụ xuất khẩu. Không chỉ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, huyện Tân Sơn còn triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, từ đó tạo ra sức hấp dẫn để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Từ chỗ trắng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đến nay toàn huyện đã có 926 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN, trong đó có 7 doanh nghiệp, 12 HTX, 3 làng nghề, gần 90 cơ sở chế biến lâm sản, còn lại là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN 9 tháng đầu năm 2019 đạt gần 230 tỷ đồng, tăng 14,37% so với cùng kỳ. Công nghiệp phát triển đã đưa cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó thu từ sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm 15,7%, thương mại dịch vụ chiếm 43%; nông-lâm thủy sản: 41,3%. Trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Ngọc Yến- Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn khẳng định: Việc phát triển công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới huyện tiếp tục thu hút các doanh nghiệp CN-TTCN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trọng tâm là công nghiệp chế biến gỗ, chế biến chè… Các doanh nghiệp khi vào đầu tư sẽ được huyện tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, hạ tầng phục vụ sản xuất và hưởng các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Mai Phương

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/cong-nghiep/201910/tan-son-tao-nen-cho-cong-nghiep-phat-trien-167461