Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động

Với tính chất đặc thù nghề nghiệp, Công ty TNHH MTV điện lực Ninh Bình luôn đề cao công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Hiện trường xe cẩu vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây 110kV tại khu vực khuôn viên Công ty V.T, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình (thời điểm ngày 26/5/2019). Ảnh: Hoàng Việt

An toàntrong quản lý,vận hành

Sự pháttriển nhanh của đời sống kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh liên quan đếnlĩnh vực điện năng, đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn quản lý khi vận hành, antoàn trong sản xuất, kinh doanh cũng không ngừng nâng cao. Quán triệt mục đích,ý nghĩa của an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ), hàng năm Điện lựcNinh Bình tổ chức các lớp huấn luyện về công tác an toàn vệ sinh lao động chotất cả các đơn vị trực thuộc và khối phòng ban Công ty.

Để quán triệt tinh thầnnày, các lớp huấn luyện ATLĐ, VSLĐ chia làm 6 nhóm đối tượng: Nhóm người quảnlý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); người làm công tác antoàn, vệ sinh lao động; người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt vêÀTVSLĐ; người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại Khoản 1,2,3 và 5quy định tại Điều 14 - Luật An toàn vệ sinh lao động; người làm công tác y tế;an toàn vệ sinh viên.

Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ, công nhân lao độngđược phổ biến những quy định của pháp luật về ATVSLĐ, như quyền, nghĩa vụ củangười sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định vêÀTVSLĐ; chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động; huấn luyệnnhững kiến thức chung về an toàn, vệ sinh lao động; những yêu cầu về ATVSLĐ tạiđơn vị; các yêu cầu về ATVSLĐ khi thực hiện công việc được giao; cách xử lýtình huống và các phương pháp sơ cứu người bị tai nạn lao động… Cuối đợt tậphuấn, các học viên phải trải qua bài kiểm tra điều kiện sau huấn luyện.

Đồngchí Nguyễn Xuân Lân, Trưởng phòng An toàn, Công ty Điện lực Ninh Bình cho biết:Công ty thành lập Hội đồng ATVSLĐ và phân công nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, có 15cán bộ làm công tác an toàn, với 10 người chuyên trách, 2 người bán chuyên trách.

Định kỳ 6tháng, Hội đồng ATVSLĐ tổ chức kiểm tra các đơn vị và 3 tháng/lần kiểm tra tạicác tổ/đội, cùng với kiểm soát an toàn lao động trên lưới điện hàng ngày bằngphần mềm quản lý an toàn (ECP) của ngành phân cấp từ hiện trường đến Tổng côngty. Điện lực Ninh Bình cũng thực hiện chế tài xử phạt, xử lý trách nhiệm tậpthể, cá nhân vi phạm quy định công tác ATVSLĐ.

Nâng cao ýthức người dân

Trong 6tháng đầu năm 2019, toàn Công ty xảy ra 4 vụ sự cố lưới điện do vi phạm an toànlưới điện cao áp (3 vụ lưới điện 110kV và 1 vụ lưới điện 35 kV). Tìm hiểu vềnhững nguyên nhân mang tính chất khách quan, gây mất an toàn lưới điện, thiệthại cho ngành điện thời gian qua, đồng chí Bùi Hoàng Việt, chuyên viên phụtrách an toàn hành lang lưới điện cao áp cho biết: Có thể từ ý thức của ngươìdân có những hành động gây hậu quả nghiêm trọng vi phạm an toàn hành lang lươíđiện, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của các doanh nghiệp và sinh hoạt củangười dân.

Cụ thể như trường hợp ngày 26/6/2019 (đúng thời điểm kỳ thi THPTquốc gia năm học 2018-2019), đã xảy ra sự cố lưới điện 110kV, do gió to trênkhu vực huyện Yên Khánh dẫn đến diều do dân thả bay va chạm vào đường dây gâysự cố thoáng qua mất điện đường dây 110kV cấp điện cho khu vực huyện Kim Sơn.

Lập tức, sự cố được Điện lực Ninh Bình kịp thời phát hiện, bằng biện pháp dùngxe nâng kết hợp dùng sào cách điện chuyên dụng cho lưới 110kV, tẩm dầu vào giẻđể đốt cho diều và dây diều cháy hết; nhanh chóng khôi phục, cấp điện trở lạicho khu vực, không làm ảnh hưởng đến kỳ thi THPT quốc gia và các khách hàngtrọng điểm trên địa bàn. Tình huống khác xảy ra vào tháng 5/2019 tại khu vựckhuôn viên Công ty V.T, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình.

Một chiếc xecẩu vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây 110kV khoảng cột 25-26 lộ 174A37(Nhà máy điện Ninh Bình) đi 176 E9.20 (Trạm 220kV Bỉm Sơn). Tại hiện trường, xecẩu được phát hiện bị phóng điện 1 quả lốp hàng thứ 2 bên phụ, cùng với vếtphóng điện trên đầu cẩu tại 3 điểm, có vết phóng điện xuống cỏ và bạt che bêncạnh xe cẩu dẫn đến phóng điện gây sự cố, dây dẫn có vết phóng điện, bị tổnthương.

Đối vơítrường hợp thả diều thì ngành điện không tìm được chủ nhân. Trường hợp xe cẩu,đại diện cán bộ Đội cao thế và Phòng An toàn (Điện lực Ninh Bình) thông báo vơíchủ xe, lái xe, báo cáo với công an phường Ninh Phong phối hợp điều tra, tuynhiên lái xe không hợp tác, bỏ đi. Đó những sự cố điển hình về vi phạm an toànhành lang lưới điện trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là tình trạng này cóchiều hướng lan nhanh với hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Đồng chí Nguyễn XuânLân, Trưởng phòng An toàn cho biết: Nghị định 134/2013/NĐ-CP và Nghị định14/2014/NĐ-CP của Chính phủ đều có nội dung “Nghiêm cấm thả diều, vật bay gầncông trình lưới điện, có khả năng gây sự cố lưới điện và quy định chế tài xửphạt đối với những hành vi vi phạm”. Song, ngành điện lại không có thẩm quyềnxử phạt.

Trước tình trạng này, Công ty tăng cường công tác phối hợp với các đơnvị chức năng như ngành Công thương, Giáo dục và đào tạo, Công an, các cấp chínhquyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động người dânthực hiện tốt các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, an toàn trongvận hành, sử dụng điện... Đây cũng là nỗi trăn trở và khó khăn đối với Công tyĐiện lực Ninh Bình trong việc đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Minh Đường

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tang-cuong-cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong-201909260811498p2c20.htm