Tập trung tiếp cận toàn diện, đầu tư cân bằng
Để thúc đẩy an sinh xã hội (ASXH) toàn dân ở Việt Nam, GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, cần đổi mới chính sách, phù hợp với tiêu chuẩn Lao động Quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất; tập trung vào cách tiếp cận toàn diện và tích hợp.
GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, để một quốc gia phát triển một cách bền vững thì các mục tiêu về ASXH là một trong những mục tiêu then chốt mà các quốc gia cần hướng tới đạt được. Hệ thống ASXH đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy công bằng xã hội và thực hiện quyền ASXH cho toàn dân nên các chính sách ASXH đã và đang trở thành yếu tố thiết yếu trong chiến lược phát triển của các quốc gia nhằm giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập và đời sống của các gia đình, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển việc làm bền vững.
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng hơn nữa nhằm tạo cơ sở cho việc từng bước mở rộng mức độ bao phủ ASXH. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đối với việc mở rộng ASXH cho toàn dân, ví dụ như thị trường lao động phi chính thức còn lớn và già hóa dân số nhanh trong điều kiện thu nhập trung bình. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang nổi lên là một thách thức lớn. Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất về biến đổi khí hậu. Điều này trở thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với công bằng xã hội hiện nay.
Để đối phó với những thách thức đó, ASXH toàn dân là công cụ hàng đầu giúp đảm bảo khủng hoảng khí hậu không làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
"Việc tiếp tục thúc đẩy ASXH toàn dân ở Việt Nam, cần đổi mới chính sách ASXH, đảm bảo hệ thống chính sách ASXH phù hợp với tiêu chuẩn Lao động Quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất; tập trung vào cách tiếp cận toàn diện và tích hợp đảm bảo rằng hệ thống ASXH của Việt Nam có thể giải quyết các thách thức hiện nay từ quá trình chuyển đổi số, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, không bỏ ai lại phía sau. Đồng thời, đầu tư cân bằng cho cả tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội mới sẽ giúp đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và bao phủ an sinh xã hội toàn dân" - GS. TS Phạm Hồng Chương nhận định.
Theo báo cáo của ILO, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo dự báo dân số mới nhất của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ dân số ≥65 tuổi trong tổng dân số - hiện ở mức 10,1% vào năm 2024 - ước tính sẽ tăng lênđến 18,6% vào năm 2050. Nhật Bản đã trở thành một xã hội siêu già – với 29,1% dân số ≥65 tuổi vàonăm 2023. Hàn Quốc – với tỷ lệ dân số ≥65 tuổi là 17,5% vào năm 2022 - dự kiến sẽ vượt qua Nhật Bản vào năm 2045.
Các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan và Singapore cũng đang đi theocon đường tương tự. Già hóa dân số sẽ dẫn đến tăng chi tiêu ASXH, điển hình là chăm sóc sức khỏe và lương hưu, và gây thêm áp lực cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động - nhóm này có tỷ lệ tương đối thấp hơn so với nhóm cao tuổi – phải chi trả cho các khoản ASXH ngày càng tăng. Sự chuyển đổi nhân khẩu học sâu do già hóa gây nên cũng sẽ tạo ra nhu cầu bổ sung đối với hệ thống ASXH – đáng chú ý là chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi. Truyền thống lâu đời trong khu vực này là sống theo gia đình mở rộngvà cộng đồng chăm sóc cho người già yếu – vốn phụ thuộc rất nhiều vào những người chăm sóc không được trả lương cũng như người giúp việc gia đình, chủ yếu là phụ nữ (ILO 2024b). Tập quán đó không còn phù hợp nữa khi số lượng người caotuổi ngày càng tăng.
Ngoài ra, còn có sự thiếu hụt dịch vụ chăm sóc chất lượng cao trong khu vực, trong khi đó một số lượng đáng kể lao động nữ lạira nước ngoài làm công việc chăm sóc. Do đó, nhu cầu càng trở nên lớn hơn đối với dịch vụ chăm sóc dài hạn có chất lượng và chính sách tài chính để trang trải chi phí gia tăng.
Các chuyên gia ILO khuyến nghị, trước tình trạng dân số già hóa nhanh chóng, các quốc gia phải thực hiện các bước chủ động để đảm bảo tính bền vững lâu dài của hệ thống ASXH, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe và lương hưu, đồng thời duy trì hoặc cải thiện mức độ phúc lợi. Trong đó cần tập trung vào các hàng động như: lồng ghép đánh giá rủi ro khí hậu vào quá trìnhthiết kế và thực hiện các chương trình ASXH để đảm bảo các chương trình đó khắc phục được những tổn thương liên quan đến khí hậu.
Bên cạnh đó, tạo các chương trình ASXH cụ thể để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, bao gồm cả những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thời tiết khắcnghiệt, mực nước biển dâng và các thay đổi môi trường khác.
Mặt khác, cần thúc đẩy sinh kế bền vững và thích ứng với khí hậu thông qua các biện pháp ASXH, chẳng hạn như hỗ trợ việc làm xanh và đầu tư vào thực hành nông nghiệp bền vững.