Tập tục sống chung với người chết của dân đảo Indonesia

Người Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia, vẫn duy trì tập tục mai táng rùng rợn: sống chung với người đã khuất trong thời gian dài.

 Người Toraja là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên đảo Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Tại đây, người dân có truyền thống ướp xác người đã khuất và sống cùng xác ướp trong thời gian dài.

Người Toraja là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên đảo Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Tại đây, người dân có truyền thống ướp xác người đã khuất và sống cùng xác ướp trong thời gian dài.

 Thông thường, người Toraja sẽ tự bảo quản thi hài người mới qua đời. Bộ thi hài có thể được xếp ngay ngắn trong nhà suốt nhiều tháng, cho đến khi gia đình đó đủ tiền để tổ chức tang lễ chính thức.

Thông thường, người Toraja sẽ tự bảo quản thi hài người mới qua đời. Bộ thi hài có thể được xếp ngay ngắn trong nhà suốt nhiều tháng, cho đến khi gia đình đó đủ tiền để tổ chức tang lễ chính thức.

 Để ướp xác, người Toraja từng sử dụng dấm chua và lá trà. Song ngày nay, các gia đình có thể tiêm chất formaldehyde để bảo quản xác chết.

Để ướp xác, người Toraja từng sử dụng dấm chua và lá trà. Song ngày nay, các gia đình có thể tiêm chất formaldehyde để bảo quản xác chết.

 Với người Toraja, bảo quản thi hài càng lâu thì chi phí làm tang lễ càng rẻ. Theo truyền thống, lễ tang của người Toraja kéo dài 12 ngày, yêu cầu gia đình hiến tế hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn. Những buổi lễ như vậy có chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD.

Với người Toraja, bảo quản thi hài càng lâu thì chi phí làm tang lễ càng rẻ. Theo truyền thống, lễ tang của người Toraja kéo dài 12 ngày, yêu cầu gia đình hiến tế hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn. Những buổi lễ như vậy có chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD.

 Nhiều tháng sau lễ tang chính thức, người Toraja sẽ tổ chức một nghi lễ mang tên ma’nene’, tức đào mộ và làm vệ sinh cho hài cốt của người đã khuất. Cụ thể, các bộ hài cốt sẽ được rửa sạch, phơi nắng cho khô và mặc quần áo mới.

Nhiều tháng sau lễ tang chính thức, người Toraja sẽ tổ chức một nghi lễ mang tên ma’nene’, tức đào mộ và làm vệ sinh cho hài cốt của người đã khuất. Cụ thể, các bộ hài cốt sẽ được rửa sạch, phơi nắng cho khô và mặc quần áo mới.

 Nghi lễ ma’nene’ bắt nguồn từ truyền thuyết về người thợ săn Pong Rumasek. Theo đó, người thợ săn đi vào rừng rậm và phát hiện bộ hài cốt bị bỏ rơi. Vì có lòng nhân ái, thợ săn đã chăm sóc và mặc quần áo cho bộ hài cốt. Từ đó, người thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Nghi lễ ma’nene’ bắt nguồn từ truyền thuyết về người thợ săn Pong Rumasek. Theo đó, người thợ săn đi vào rừng rậm và phát hiện bộ hài cốt bị bỏ rơi. Vì có lòng nhân ái, thợ săn đã chăm sóc và mặc quần áo cho bộ hài cốt. Từ đó, người thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

 Ngày nay, phần lớn người Toraja theo đạo Thiên chúa. Song các phong tục mai táng lâu đời vẫn tồn tại. Để tưởng nhớ người đã khuất, người Toraja thường tổ chức nghi lễ ma’nene’ vài năm một lần.

Ngày nay, phần lớn người Toraja theo đạo Thiên chúa. Song các phong tục mai táng lâu đời vẫn tồn tại. Để tưởng nhớ người đã khuất, người Toraja thường tổ chức nghi lễ ma’nene’ vài năm một lần.

 Người Toraja quan niệm rằng cái chết không phải là sự kết thúc hay lời vĩnh biệt. Họ tin rằng người đã khuất luôn bảo vệ gia đình nên cần được tôn thờ.

Người Toraja quan niệm rằng cái chết không phải là sự kết thúc hay lời vĩnh biệt. Họ tin rằng người đã khuất luôn bảo vệ gia đình nên cần được tôn thờ.

 Chính phủ Indonesia luôn nỗ lực quảng bá tập tục của người Toraja nhằm phát triển ngành du lịch trên đảo Sulawesi. Hàng năm, đảo này thường đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch.

Chính phủ Indonesia luôn nỗ lực quảng bá tập tục của người Toraja nhằm phát triển ngành du lịch trên đảo Sulawesi. Hàng năm, đảo này thường đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch.

Uyên Uyên

Ảnh: New York Times

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tap-tuc-song-chung-voi-nguoi-chet-cua-dan-dao-indonesia-post1163307.html