Tàu sân bay tiêm kích F-35 Mỹ cháy nổ khủng khiếp, Hải quân Mỹ ra quyết định nóng!
Tàu sân bay Bonhomme Richard mang tiêm kích tàng hình F-35 đã bốc cháy dữ dội, hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng. Sau sự kiện ngày 12/07 đó, Hải quân Mỹ phải ra quyết định đau lòng.
Sau vụ cháy khủng khiếp, hải quân Mỹ ra quyết định đau lòng
Mặc dù rất nỗ lực tung mọi lực lượng và phương tiện tham gia cứu hỏa nhưng nhưng vụ cháy quá lớn, phải đến mấy ngày sau ngọn lửa mới được dập tắt.
Hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng, chiếc tàu đổ bộ tấn công Bonhomme Richard hay còn gọi là tàu sân bay cỡ nhỏ có khả năng mang tiêm kích F-35 này đã bị hư hỏng cực nặng. Sau quá trình đánh giá khả năng sửa chữa, Hải quân Mỹ đã buộc phải ra quyết định đau lòng: Phá hủy.
Các chuyên gia cảnh báo nóng, việc chiếc tàu sân bay USS Bonhomme Richard thuộc Hạm đội Thái Bình Dương này bị phá dỡ làm sắt vụn đã gây ra thảm họa nghiêm trọng đối với kế hoạch của Washington trong việc đưa tiêm kích tàng hình F-35 trên các hàng không mẫu hạm tới hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Sau vụ cháy tai hại xảy ra hồi tháng 7 khi tàu tàu đổ bộ tấn công Bonhomme Richard đang nằm tại cảng ở thành phố San Diego, bang California, Hải quân Mỹ đã quyết định không cố thử và tái trang bị lại con tàu có giá thành đóng mới khoảng 750 triệu USD (thời điểm năm 1995-1997) này.
Chuẩn Đô đốc Eric Ver Hage,Tư lệnh Trung tâm bảo dưỡng Hải quân khu vực thông báo với các phòng viên rằng chi phí sửa chữa để tàu có thể tiếp tục chiến đấu trở lại là quá đắt đỏ.
Ông Ver Hage cho biết, sau vụ cháy nổ khủng khiếp, để khôi phục lại con tàu như trước khi xảy ra vụ việc hồi tháng 7 sẽ ngốn khoản kinh phí từ 2,5 tới 3,2 tỷ USD và phải mất từ 5 tới 7 năm.
Để so sánh, có thể thấy hợp đồng Hải quân Mỹ đặt hàng Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Shipbuilding để đóng mới một tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới lớp America mang tên USS Bougainville trị giá chỉ có 3 tỷ USD mà thôi.
Một lựa chọn khác mà Hải quân Mỹ có thể tính tới đó là biến tàu Bonhomme Richard có lượng choán nước tới 41.000 tấn này thành một tàu bệnh viện với chi phí chừng 1 tỷ USD nhưng cũng phải mất bấy nhiêu thời gian (5-7 năm), ông Ver Hage cho biết.
Thay vào đó, con tàu sẽ bị loại biên, một quá trình tháo dỡ "làm sắt vụn" đối với nó sẽ mất 1 năm với chi phí là 30 triệu USD.
"Chúng tôi đã không dễ dàng để đưa ra quyết định đau lòng này", Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite chia sẻ trên tờ Times of San Diego. Ông nói "Sau khi đánh giá toàn diện cấu trúc vật liệu, chúng tôi đã đi đến quyết định cuối cùng là không sửa chữa và đưa tàu trở lại biên chế chiến đấu".
"Mặc dù tôi rất buồn nhưng không đáng để khôi phục nó, tôi biết rằng con tàu huyền thoại sẽ vẫn sống mãi trong trái tim dũng cảm của các chàng trai, cô gái, những người đã nỗ lực hết mình để cứu con tàu", ông nói thêm.
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức mạnh chiến đấu
Vụ cháy khủng khiếp xảy ra hôm 12/07 khi ngọn lửa bùng phát ở khu vực nhà kho trên tàu đổ bộ tấn công/tàu sân bay Bonhomme Richard đang neo đậu ở San Diego. Phải mất tới 4 ngày sau, vụ cháp mới được dập tắt hoàn toàn.
Tai nạn nghiêm trọng này đã khiến ít nhất 63 người bị thương và con tàu bị hư hỏng nặng, các cấu trúc thượng tầng cũng như thân tàu đã xuống cấp nghiêm trọng.
Chiếc tàu đổ bộ tấn công thứ 5 thuộc lớp Wasp mang tên USS Bonhomme Richard được đưa vào biên chế năm 1998.
Nó là một tàu chiến đa năng, vừa là tàu đổ bộ tấn công vừa có thể làm tàu sân bay bởi có thể mang được cả trực thăng lẫn máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng.
Tại thời điểm xảy cháy, tàu USS Bonhomme Richard vừa hoàn tất quá trình đại tu và nâng cấp kéo dài 2 năm với chi phí lên tới 250 triệu USD, cho phép nó có thể mang được máy bay tiêm kích tàng hình F-35B phiên bản hải quân.
Bryan Clark, một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nghỉ hưu và một chuyên gia cao cấp tại Viện Hudson đã nói với Defense News tại thời điểm vụ cháy đang xảy ra rằng thảm họa này có thể là "vấn đề cực nghiêm trọng" cho kế hoạch của Washington nhằm triển khai các tàu sân bay cùng tiêm kích tàng hình F-35 tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
"Chỉ 1 nửa trong số [10 tàu đổ bộ tấn công của chúng ta] có khả năng mang tiêm kích tàng hình F-35B và Thủy quân Lục chiến Mỹ đang trong quá trình cắt giảm các đơn vị có căn cứ trên mặt đắt của mình. Vì thế, tổn thất của tàu sân bay Bonhomme Richard sẽ giáng đòn nghiêm trọng vào khả năng của Hải quân nhằm tung phóng sức mạnh của F-35", ông nói.