Thăm dòng sông có lịch sử đau thương nhất Việt Nam ở Quảng Trị

Bến sông Thạch Hãn bên thành cổ Quảng Trị đã trở thành một 'tọa độ máu' trong 'mùa hè đỏ lửa' năm 1972, được cả thế giới biết đến như một trong những địa điểm chết chóc nhất lịch sử chiến tranh thời hiện đại.

Dài 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua thị xã Quảng Trị và đổ ra Biển Đông qua Cửa Việt, sông Thạch Hãn gắn liền với những với những trận chiến vô cùng ác liệt, gợi nhớ đau thương mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.

Dài 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua thị xã Quảng Trị và đổ ra Biển Đông qua Cửa Việt, sông Thạch Hãn gắn liền với những với những trận chiến vô cùng ác liệt, gợi nhớ đau thương mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.

Từ xưa đến nay, sông Thạch Hãn luôn được coi là một con sông quan trọng, là huyết mạch giao thông đường thủy chảy qua các vựa lúa chính của tỉnh Quảng Trị. Đây cũng là rào chắn tự nhiên phía Tây thành cổ Quảng Trị, có vị trí chiến lược về quân sự trong nhiều thế kỷ.

Từ xưa đến nay, sông Thạch Hãn luôn được coi là một con sông quan trọng, là huyết mạch giao thông đường thủy chảy qua các vựa lúa chính của tỉnh Quảng Trị. Đây cũng là rào chắn tự nhiên phía Tây thành cổ Quảng Trị, có vị trí chiến lược về quân sự trong nhiều thế kỷ.

Vì vị trí chiến lược ấy, bến sông Thạch Hãn bên thành cổ Quảng Trị đã trở thành một "tọa độ máu" trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972, được cả thế giới biết đến như một trong những địa điểm chết chóc nhất lịch sử chiến tranh thời hiện đại.

Vì vị trí chiến lược ấy, bến sông Thạch Hãn bên thành cổ Quảng Trị đã trở thành một "tọa độ máu" trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972, được cả thế giới biết đến như một trong những địa điểm chết chóc nhất lịch sử chiến tranh thời hiện đại.

Từ 28/6 đến 15/9/1972, trong quá trình bám chốt ngăn chặn cuộc tiến công tái chiếm thành cổ Quảng Trị, cũng như để tạo sức ép cho bàn hội nghị Paris, lực lượng Giải phóng đã tiếp tế nhân lực, vũ khí qua bến sông này.

Từ 28/6 đến 15/9/1972, trong quá trình bám chốt ngăn chặn cuộc tiến công tái chiếm thành cổ Quảng Trị, cũng như để tạo sức ép cho bàn hội nghị Paris, lực lượng Giải phóng đã tiếp tế nhân lực, vũ khí qua bến sông này.

Trong gần ba tháng diễn ra trận thành cổ Quảng Trị, dòng Thạch hãn đã chứng kiến vô vàn hy sinh mất mát của các chiến sĩ khi bám cầu, bám sông, mở đường đưa bộ đội, cán bộ, vũ khí tiến vào thành dưới làn mưa bom bão đạn từ kẻ thù.

Trong gần ba tháng diễn ra trận thành cổ Quảng Trị, dòng Thạch hãn đã chứng kiến vô vàn hy sinh mất mát của các chiến sĩ khi bám cầu, bám sông, mở đường đưa bộ đội, cán bộ, vũ khí tiến vào thành dưới làn mưa bom bão đạn từ kẻ thù.

Do mật độ hỏa lực dày đặc khủng khiếp của quân đội Mỹ, đã có khoảng 1.000 chiến sĩ lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông. Rất nhiều người trong số đó là những chàng trai miền Bắc ở độ tuổi mới mười tám đôi mươi, mới tham gia trận đánh đầu tiên trong đời lính.

Do mật độ hỏa lực dày đặc khủng khiếp của quân đội Mỹ, đã có khoảng 1.000 chiến sĩ lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông. Rất nhiều người trong số đó là những chàng trai miền Bắc ở độ tuổi mới mười tám đôi mươi, mới tham gia trận đánh đầu tiên trong đời lính.

Để ghi nhớ sự hy sinh ấy, dòng sông Thạch Hãn còn được gọi là dòng sông Hoa Đỏ, cái tên tượng trưng cho xương máu của những người ngã xuống ở lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời con người...

Để ghi nhớ sự hy sinh ấy, dòng sông Thạch Hãn còn được gọi là dòng sông Hoa Đỏ, cái tên tượng trưng cho xương máu của những người ngã xuống ở lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời con người...

Mời quý độc giả xem video: Hành trình tìm tên cho liệt sĩ vô danh. Nguồn: VTC1.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tham-dong-song-co-lich-su-dau-thuong-nhat-viet-nam-o-quang-tri-1419254.html