Tham vấn ĐBQH và chuyên gia về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 30.9, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo 'Tham vấn ý kiến ĐBQH và chuyên gia về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)'.

 Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Hội thảo có sự tham dự của các ĐBQH Trung ương, ĐBQH các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các chuyên gia năng lượng; lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực; lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và đại diện các cục, vụ trực thuộc Bộ Công Thương; Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long;...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền đồng chủ trì hội thảo.

 (Từ phải qua trái) Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền; Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

(Từ phải qua trái) Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền; Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền, cho biết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, khai mạc ngày 21.10 tới đây.

“Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của người dân; ngành điện là một trong những ngành đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, hội thảo hôm nay được tổ chức với mong muốn góp phần hoàn thiện thể chế về phát triển điện lực, qua đó thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền khẳng định.

 Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Q. Khánh

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Q. Khánh

Cũng theo Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền, Luật Điện lực được ban hành lần đầu vào năm 2004 và đến nay đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung. Trong 20 năm qua, Luật Điện lực cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, giúp ngành điện lực có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Những kết quả tích cực này vừa là tiền đề, vừa là động lực để ngành điện thực hiện hiệu quả Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Bên cạnh đó, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho rằng, ngành điện cũng đang phải đối mặt với những thách thức, trong đó có nhiều thách thức mới.

Trước hết, điện lực là một ngành kỹ thuật phức tạp, đặc thù và hiện có nhiều thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như nhu cầu mới của người sử dụng.

Tiếp đến, nhu cầu điện năng của nước ta được Quy hoạch điện VIII dự báo tăng nhanh đáng kể lên gần gấp đôi và gấp 5 lần nhu cầu năm 2023 tương ứng vào các năm 2030 và 2050.

Đặc biệt, mục tiêu và cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát triển bền vững liên quan đến môi trường đang và sẽ tạo nên những thách thức mới, tác động sâu sắc, toàn diện đến các hoạt động điện lực, đến điều hành thị trường điện và vận hành hệ thống điện.

“Đặt trong bối cảnh như vậy, có thể nói, việc sửa đổi Luật Điện lực là cần thiết. Tại phiên họp thứ 36 của UBTVQH và tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách vào tháng 8 vừa qua, UBTVQH và các ĐBQH chuyên trách cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật", Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho biết.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trong việc định hướng phát triển ngành điện lực nước ta trong tương lai, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền tin tưởng rằng, với sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà quản lý và các quý vị đại biểu, hội thảo sẽ đóng góp những ý kiến và đề xuất hữu ích để cơ quan soạn thảo cùng với cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, để có được một dự thảo chất lượng tốt nhất, trình Quốc hội tại Kỳ họp sắp tới.

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của UBTVQH, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, ngày 25.9, Chính phủ đã có Tờ trình số 520/Ttr-CP thay thế Tờ trình số 380/Ttr-CP ngày 7.8.2024 kèm theo hồ sơ dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Như vậy, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã có một bước hoàn thiện.

Nhấn mạnh một số điểm đáng lưu ý, Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi cho rằng, trước hết đây là đạo luật khó, phức tạp, tính chất, nội dung vừa có tính kinh tế - kỹ thuật, chuyên ngành, chuyên sâu cao, vừa có phạm vi rộng, có liên ngành, liên cấp, liên vùng, khu vực và quốc tế, có tính xã hội và có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế trong thời gian trước mắt và lâu dài.

 Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Thứ hai, dự thảo Luật cần bảo đảm yêu cầu thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết 55-NQ/TW, Nghị quyết 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13.12.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021.

Đồng thời, phải khắc phục cho được những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh khu vực, quốc tế có nhiều biến động, khó lường.

Thứ ba, yêu cầu đòi hỏi cao, cấp bách, giải quyết ngay những vấn đề thực tiễn hiện hữu, nhưng cũng phải bảo đảm tính dự báo, giải quyết được những vấn đề mới phát sinh trong thời gian tới.

Dự thảo Luật bao gồm 9 chương với 130 điều, 6 chính sách lớn đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua, kế thừa và có sửa đổi 62 điều, bỏ 4 điều, bổ sung 68 điều, trong đó có nhiều nội dung mới và cần có thời gian kiểm nghiệm thực tế. Hiện nay, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV).

"Với những nội dung lưu ý như vậy, có thể thấy thời gian rất gấp gáp, đặt trách nhiệm rất lớn lên cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan khác của Quốc hội, đặc biệt là các vị ĐBQH", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nói; đồng thời đề xuất một số nội dung cần tiếp tục thảo luận để góp phần thiết thực đóng góp cho quá trình thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

 Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Theo gợi ý của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia đã thảo luận về sự cần thiết ban hành Luật và các nội dung của dự thảo Luật như: phạm vi và đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực; quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; hoạt động mua bán điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực; điều khoản thi hành, trong đó có quy định chuyển tiếp.

Cùng với đó, các đại biểu thảo luận về đánh giá tác động của các nội dung chính sách; về việc bảo đảm yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của các quy định; đồng thời đề xuất chỉnh sửa, hoàn thiện các điều khoản cụ thể trong dự thảo Luật.

Các ĐBQH và các chuyên gia cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Điện (sửa đổi); đồng thời đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, nghiêm túc và khẩn trương của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra.

Nhấn mạnh đây là đạo luật khó, phức tạp và có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, người dân..., các ĐBQH và các chuyên gia cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra cần tiếp tục tham vấn và tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

 Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu với tinh thần cầu thị cao nhất để hoàn thiện dự thảo Luật. Ảnh: Q.Khánh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu với tinh thần cầu thị cao nhất để hoàn thiện dự thảo Luật. Ảnh: Q.Khánh

Thay mặt ban tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cảm ơn ý kiến đóng góp của các ĐBQH, các chuyên gia; đồng thời khẳng định với tinh thần cầu thị và tinh thần trách nhiệm cao nhất, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Dưới đây là một số hình ảnh về hội thảo:

 TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ĐBQH Khóa XI, XII, XIV phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ĐBQH Khóa XI, XII, XIV phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

 Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập, phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập, phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

 Ông Phan Tử Giang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

Ông Phan Tử Giang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường phát biểu. Ảnh: Q.Khánh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường phát biểu. Ảnh: Q.Khánh.

 Ông Thạch Phước Bình, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, phát biểu. Ảnh: Q. Khánh

Ông Thạch Phước Bình, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, phát biểu. Ảnh: Q. Khánh

 Bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

 Ông Phạm Văn Hòa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

Ông Phạm Văn Hòa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

 Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu. Ảnh: Q.Khánh

 Đại diện Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) phát biểu. Ảnh: Q. Khánh

Đại diện Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) phát biểu. Ảnh: Q. Khánh

Hà Lan

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/tham-van-dbqh-va-chuyen-gia-ve-du-thao-luat-dien-luc-sua-doi-post391807.html