Thanh Hóa: Kỷ niệm 70 năm đón đồng bào, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm đón đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (1954 – 2024) và khánh thành khu lưu niệm

70 năm tập kết và nghĩa tình Bắc - Nam son sắc

Lễ kỷ niệm được tổ chức tại khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc tại Tp.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Dự lễ kỷ niệm, về phía Trung ương có các đại biểu: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Tối 27/10, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Tối 27/10, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Đặc biệt, dự lễ còn có các ông bà nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ, đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954.

Diễn văn khai mạc, ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho hay, chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Việt Nam và các nước Đông Dương được ký kết năm 1954. Vĩ tuyến 17, dòng sông Bến Hải đã trở thành ranh giới quân sự chia cắt hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc được hòa bình, bước vào công cuộc xây dựng CNXH, còn miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ngay sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, với tầm nhìn chiến lược, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định bố trí một bộ phận cán bộ, Đảng viên ở lại để lãnh đạo cuộc chiến đấu tại miền Nam và chuyển hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc...

Thanh Hóa vinh dự là nơi đầu tiên của miền Bắc, được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết...

Toàn cảnh lễ kỷ niệm được tổ chức tại khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Toàn cảnh lễ kỷ niệm được tổ chức tại khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Ngày 25/9/1954, con tàu đầu tiên chở đồng bào, cán bộ và học sinh miền Nam cập cảng Lạch Hới - Sầm Sơn. Chỉ trong 9 tháng (từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955), tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đón tiếp 47.346 cán bộ, bộ đội, 1.869 thương bệnh binh, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết; và là địa phương đón số lượng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam nhiều nhất cả nước.

Đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam đã được đưa đến nhiều tỉnh, thành của miền Bắc, như: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng... để lao động, học tập và công tác.

Những người ở lại, được Nhân dân Thanh Hóa chăm sóc, nuôi dưỡng học tập, lao động, sản xuất. Một số người đã ở lại Thanh Hóa và miền Bắc để xây dựng CNXH, nhiều người đã quay trở lại miền Nam chiến đấu tới ngày thống nhất đất nước.

Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Khánh thành khu lưu niệm đồng bào, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc

Trước nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam và Nhân dân Thanh Hóa, khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc được xây dựng tại cảng Lạch Hới năm xưa (thuộc Tp.Sầm Sơn ngày nay).

Dự án có diện tích hơn 40.000m2, khởi công vào cuối tháng 8/2022, do UBND Tp.Sầm Sơn làm chủ đầu tư với tổng vốn khoảng 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 76 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách Tp.Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa.

Gần 2 năm khởi công xây dựng, các hạng mục công trình khu A đã hoàn thành, nổi bật là Cụm tượng đài Con tàu tập kết và bức phù điêu hình cánh cung. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc, là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đến Sầm Sơn. Tối 27/10, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm đón đồng bào, cán bộ và chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (1954 – 2024) và khánh thành khu lưu niệm.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta với tinh thần thép và ý chí chiến đấu quật cường, bền bỉ, anh dũng đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại lễ kỷ niệm (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại lễ kỷ niệm (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Theo hiệp định, các bên ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong 300 ngày, lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Từ đây miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn, vững chắc cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức cuộc dịch chuyển quân - dân lịch sử. Trung tuần tháng 8/1954, Hội đồng Chính phủ thông qua kế hoạch tổ chức Ban đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Ngày 25/9/1954, con tàu đầu tiên đưa những người con miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc cập bến Sầm Sơn, mở ra một hành trình kéo dài 9 tháng (từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955), đón tiếp những người con ưu tú miền Nam tập kết.

Tái hiện lại việc nhân dân Thanh Hóa đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Tái hiện lại việc nhân dân Thanh Hóa đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Chường trình văn nghệ tại buổi lễ kỷ niệm (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

Chường trình văn nghệ tại buổi lễ kỷ niệm (Ảnh: BTG Tỉnh ủy Thanh Hóa).

70 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã trở thành dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, trong trái tim của biết bao thế hệ đồng bào và chiến sỹ hai miền Nam - Bắc.

Đây là bài học vô giá về "ý Đảng, lòng dân", biểu tượng sáng ngời của tinh thần đại đoàn kết và khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi ".

Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghi thức khánh thành công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Phạm Xuân Chinh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/thanh-hoa-ky-niem-70-nam-don-dong-bao-can-bo-mien-nam-tap-ket-ra-bac-20424102722014452.htm