Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường

PTĐT - Thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, nhiều địa phương trong tỉnh đã nỗ lực xây dựng cảnh quan nông thôn theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh. Tuy nhiên, việc thực hiện tiêu chí này trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhiều địa phương trong tỉnh đã tuyên truyền, định hướng cho trẻ em cùng tham gia trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ chăm sóc các con đường hoa, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhiều địa phương trong tỉnh đã tuyên truyền, định hướng cho trẻ em cùng tham gia trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ chăm sóc các con đường hoa, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Khi mới bắt đầu triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) toàn tỉnh mới có 6/247 xã đạt tiêu chí môi trường, đến năm 2015 nâng lên 71/247 xã đạt, nhiều địa phương còn xác định đây là một trong những tiêu chí khó. Nguyên nhân do người dân nông thôn chưa có thói quen thu gom rác để xử lý; chất thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi đều xả trực tiếp ra môi trường, gây mất cảnh quan, ô nhiễm nguồn nước mặt, ao hồ; có nơi rác thải tuy được thu gom song chưa được xử lý đúng cách vẫn gây ô nhiễm. Trên các cánh đồng, không ít vỏ lọ hóa chất, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bị vứt bừa bãi. Trong khi đó, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia trên địa bàn nông thôn còn thấp, ranh giới giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh chưa rõ ràng. Mặt khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, trong các làng nghề đa phần nhỏ lẻ, nằm xen trong khu dân cư, công nghệ lạc hậu, xử lý môi trường tự phát, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, ý thức của chủ cơ sở sản xuất trong bảo vệ môi trường chưa cao, còn tư tưởng chạy theo lợi nhuận...Để tháo gỡ khó khăn, các địa phương đã bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, chủ động xây dựng phương án quy hoạch lại các nghĩa trang, bổ sung vào hương ước, quy ước khu dân cư các nội dung về giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, các tổ chức, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát động phong trào sạch làng, sạch ngõ; khuyến khích phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường bằng phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas, sử dụng chế phẩm vi sinh, đệm lót sinh học…; cải tạo hệ thống thoát nước mặt khu dân cư; thành lập các hợp tác xã, các tổ, đội vệ sinh, thu gom rác thải. Nhiều xã còn trích kinh phí hỗ trợ xây dựng các mô hình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng tại các vùng sản xuất tập trung. Ông Nguyễn Sơn- Chủ tịch UBND xã Đồng Cam, huyện Cẩm Khê cho biết: Địa phương đã huy động nhiều nguồn để thực hiện tiêu chí môi trường, tính riêng ngân sách xã đã đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng cho việc nạo vét hệ thống ngòi tiêu, thu gom rác thải tồn đọng, xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các tuyến giao thông nội đồng, hỗ trợ tổ thu gom rác thải mua xe vận chuyển. Ngoài ra còn huy động thêm hàng nghìn ngày công của nhân dân và máy móc của doanh nghiệp tham gia.Cùng với huy động nguồn lực, công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn cho người dân, quản lý sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao như rau, chè, các sản phẩm chế biến sẵn… được chú trọng. Công tác tác xây dựng, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn được quan tâm, phong trào trồng cây xanh, trồng hoa bên đường trục xã, thôn, xóm lan rộng, những con đường hoa, đường phụ nữ, thanh niên tự quản mọc lên ngày càng nhiều, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Cùng với đó, công tác đầu tư xây dựng các công trình nước sạch phục vụ nhân dân ngày càng được quan tâm, toàn tỉnh đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng 73 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn với kinh phí hơn 20,8 tỷ đồng. Hết năm 2019, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh chiếm khoảng 85%, tỷ lệ khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý rác thải đạt 65%.Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đến nay số xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm là 117/247 xã, tăng 52 xã so với năm 2015. Toàn tỉnh có 1 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện chuẩn NTM là Lâm Thao; 3 huyện, thành, thị là: Thanh Thủy, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Công tác vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực, hệ thống hạ tầng giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư; công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và an sinh xã hội được chú trọng, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.Để thực hiện tốt mục tiêu đưa phong trào xây dựng NTM theo hướng chất lượng, hình thành các vùng quê đáng sống, các địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu chăn nuôi, các cụm - điểm công nghiệp; cải tạo, nâng cấp các khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trở thành khu xử lý rác thân thiện môi trường; xây dựng các công trình nước sạch tập trung; thường xuyên tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng NTM, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bỏ hẳn thói quen xả thải rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon.

Mai Phương

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/xa-hoi/201912/thao-go-kho-khan-trong-thuc-hien-tieu-chi-moi-truong-168496