Thay đổi cách ăn táo có thể giúp bảo vệ tim, phổi và hệ tiêu hóa
Quả táo vô cùng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên ăn táo bằng cách nấu chín cũng đem lại những tác dụng bất ngờ, đặc biệt tốt cho tim, phổi và hệ tiêu hóa.
Mọi người thường nói: “Mỗi ngày một quả táo, bệnh tật sẽ tránh xa bạn”. Táo rất giàu carbohydrate, vitamin và các nguyên tố vi lượng, ngoài ra, chúng cũng chứa axit malic, axit tartaric và Beta-carotene, còn được gọi là loại “trái cây của sức khỏe”.
Một quả táo có thể ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật
- Giúp ngăn ngừa ung thư: Anthocyanin, polyphenol và flavonoid có trong táo là chất chống oxy hóa hiệu quả cao, có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
- Bảo vệ tim mạch và mạch máu não: Pectin có trong quả táo, chất xơ hòa tan này có thể giúp hạ huyết áp, hạ đường huyết và cholesterol, bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
- Chống mất trí nhớ: Quercetin là một flavonoid tự nhiên được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có màu đỏ hoặc xanh đậm, đặc biệt có nhiều trong táo đỏ. Quercetin có thể giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hoặc Parkinson.
- Xương chắc khỏe: Táo chứa boron và mangan, các khoáng chất có thể giúp xương chắc khỏe, và giúp ngăn ngừa mất canxi.
Mặc dù táo tốt nhưng trời lạnh, người lớn tuổi, người có dạ dày không tốt cũng không nên ăn nhiều, rất dễ dẫn đến đau bụng.
Thay đổi cách ăn táo thông qua việc nấu chín có thể giúp bảo vệ tim phổi và hệ tiêu hóa
1. Táo ăn sống
Táo khi ăn sống, vitamin B và vitamin C trong táo tương đối phong phú, có thể làm dịu cơn khát và thích hợp cho những người đổ mồ hôi nhiều và bị khô miệng.
2. Táo nấu chín
Khi táo được nấu chín, có người lo lắng cho rằng vitamin C trong táo cũng sẽ bị mất đi. Thực tế sự tổn thất của vitamin C, chất chống oxy hóa là không lớn, hơn nữa các chất dinh dưỡng khác như kali, pectin, khoáng chất và chất xơ cũng sẽ không bị mất, ngược lại tác dụng của chúng đối với cơ thể lớn hơn.
- Nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, tốt tiêu hóa: Táo nấu chín, có tác dụng nâng cao sức khỏe của lá lách, nuôi dưỡng dạ dày, giúp hệ tiêu hóa càng khỏe mạnh hơn. Sau khi nấu chín, các sợi trong táo mềm ra, kích thích tiêu đường tiêu hóa của người trung niên và người già.
- Tăng cường bảo vệ mạch máu: Táo sẽ không làm giảm polyphenol khi chúng được làm nóng, mà ngược lại còn khiến chất này tăng lên, giúp bảo vệ mạch máu não và tim mạch, có thể làm giảm huyết áp và lipid trong máu.
- Nuôi dưỡng phổi: Polyphenol cũng có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa và giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về phổi.
- Chống tiêu chảy: Sau khi được nấu chín, pectin trong táo trở nên mềm hơn, đồng nghĩa với việc làm giảm tình trạng tiêu chảy.
Các phương pháp nấu táo:
1. Táo nướng
Đặt táo vào đĩa, sau đó hâm nóng táo trong lò vi sóng trong 5 phút, mỗi ngày ăn một quả. Táo nướng có thể giúp giảm cholesterol, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh mỡ máu, ngừa hen suyễn, đồng thời cũng bảo vệ đường tiêu hóa, giảm táo bón và tiêu chảy.
2. Cháo táo bột yến mạch
Thành phần: 1 quả táo, 50 g bột yến mạch, 100g kê, lượng đường vừa phải
Gọt vỏ táo cắt thành từng miếng nhỏ, rửa sạch hạt kê. Cho nước vào nồi, đun sôi hạt kê. Sau khi nấu chín kê cho thêm táo nấu cùng. Tiếp đó cho yến mạch nấu tiếp trong 1 phút, cuối cùng nêm đường vừa ăn. Món súp này có thể thúc đẩy tiêu hóa, giúp giảm cholesterol và phù hợp với những người thường xuyên mắc chứng khó tiêu và mỡ máu cao.
Hà Vũ(dịch theo aboluowang)