Thay đổi cuộc sống sau Covid-19: Vì thế giới không rác thải
Giãn cách xã hội qua đi, hoạt động kinh doanh sản xuất trở lại, cũng là lúc con người cần quan tâm hơn nữa việc quản lý rác thải hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống để rác thải chỉ còn là quá khứ.
Đại dịch Covid-19 là dịp để chúng ta nhìn lại và điều chỉnh cuộc sống mới theo hướng tích cực hơn.
Để rác thải chỉ là quá khứ
Để giải quyết vấn đề rác thải, các giải pháp thường xoay quanh 3 hạng mục quan trọng. Thứ nhất, thúc đẩy cải tiến bao bì, hướng đến sử dụng các vật liệu bền vững. Thứ hai, tập trung thu gom, phân loại, tái chế rác thải; đặc biệt, cần hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực tái chế rác thải. Cuối cùng, tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về rác thải nhựa trong cộng động.
Tại Việt Nam, các nỗ lực tập trung vào 3 nhóm giải pháp này đã cho thấy một số tín hiệu khả quan. Nổi bật nhất thời gian qua là sự ra đời của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với biên bản ghi nhớ ký kết cùng Bộ Tài nguyên môi trường nhằm chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua các hoạt động giảm thiểu phân loại, thu gom, tái chế chất thải.
Bên cạnh hợp tác, doanh nghiệp sản xuất còn tập trung thiết kế những sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc các trung tâm thương mại, siêu thị sử dụng các sản phẩm bao gói thân thiện là một trong nhiều giải pháp làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa. Cũng nằm trong nhóm giải pháp thiết kế bao bì, Coca-Cola vừa cho ra mắt nước đóng chai Dasani với bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), đây là sản phẩm nước uống đóng chai đầu tiên có bao bì làm từ 100% rPET tại Việt Nam.
Những chuyển biến tích cực này một phần đến từ các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng như “Sáng kiến thanh niên đổi mới sáng tạo vì đại dương xanh”, dự án “Quản lý rác thải vì một thế giới không rác thải” hay “Mạng lưới hành động vì tác thải nhựa”…
Vì một thế giới không rác thải
Hướng đến một thế giới không rác thải với các hoạt động trên ba trụ cột Thiết kế, Thu gom và Hợp tác cũng là trọng tâm trong chiến lược dài hạn của Coca- Cola.
Trên mỗi trụ cột, Coca-Cola cũng đặt ra từng mục tiêu cụ thể. Với thiết kế, đó là đến năm 2025, 100% bao bì của công ty có thể tái chế hoàn toàn; đến năm 2030, sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu tái chế trong bao bì sản phẩm.
Trên phương diện thu gom, Coca-Cola đặt mục tiêu thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì bán ra thị trường. Ở phương diện hợp tác, Coca-Cola đẩy mạnh hợp tác cùng nhau để tạo nên môi trường xanh sạch, không rác thải. Các hoạt động này đều có sức lan tỏa sâu rộng.
Câu chuyện của những người phụ nữ ở phường Hà Trung (TP Hạ Long, Quảng Ninh) thuộc dự án xây dựng “Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa” hợp tác giữa Greenhub và Coca-Cola là một ví dụ. Các chị đã tái sử dụng chai nhựa cũ để làm thành giỏ hoa treo tại khu phố của mình, thu gom các dây buộc gạch từ các công trình xây dựng và các nhà máy gạch tại Hạ Long để đan thành làn đi chợ, sọt rác... và kinh doanh các sản phẩm này. Được biết, hiện dự án đã bắt đầu nhân rộng sang các phường khác trong khu vực.
Hay như trong dự án Công dân tích cực vì một thế giới không rác thải mà Coca-Cola phối hợp cùng British Council, nhiều ý tưởng hướng tới việc xây dựng trường học xanh, giải quyết các vấn đề rác thải thiết thực ngay tại trường và đã được tài trợ vốn.
Coca-Cola và UNESCO cũng đã phát động dự án “Sáng kiến nâng cao nhận thức về tái chế rác thải nhựa”. Dự án đã thực hiện giai đoạn thử nghiệm tại Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những khu vực xung quanh phố cổ Hội An. Năm thứ 2, dự án sẽ tập trung vào các trường đại học lớn trên cả nước để khuyến khích các giải pháp kỹ thuật mang tính ứng dụng cao.
25 năm có mặt tại Việt Nam, Coca-Cola đã nỗ lực không ngừng cùng cam kết phát triển bền vững, gia tăng năng lực tái chế, nâng cao nhận thức của công chúng về ô nhiễm rác thải nhựa, đồng thời giữ vị trí tiên phong trong quản lý rác thải.
Tìm hiểu thêm về chiến dịch Vì Một Thế Giới Không Rác Thải tại: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam
Coca-Cola Việt Nam luôn đẩy mạnh thực thi cam kết phát triển bền vững đối với tất cả các hoạt động kinh doanh và đóng góp cho xã hội - môi trường thông qua chuỗi giá trị nội địa.
Chiến lược phát triển bền vững của Coca-Cola tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nguồn nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải.