Thầy thuốc vĩ đại nhất thời cổ đại và lời thề nổi tiếng của sinh viên y khoa

Hippocrates được mệnh danh là cha đẻ của y học phương Tây và là người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp cổ đại. Chính ông là người sáng tạo ra Lời thề Hippocrates mà sinh viên y khoa phải đọc khi chuẩn bị ra trường ngày nay.

Cha đẻ của y học phương Tây

Hippocrates Asclepiades (460 - 370 trước Công nguyên) là bác sĩ ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại được vinh danh là cha đẻ của y học phương Tây. Đặc biệt là những phát minh đi trước thời đại trong đó có những quan điểm chỉ ra rằng bệnh tật không phải bị gây ra bởi các vị thần mà xuất phát từ những nguyên nhân như: Lối sống, chế độ ăn uống, các yếu tố môi trường. Những điều này tưởng chừng chỉ là kiến thức cơ bản đối với chúng ta ngày nay nhưng ở thời đại niềm tin tôn giáo được tôn thờ tuyệt đối thì quan điểm này vấp phải nhiều rào cản.

Tuy sống cách đây hơn 2.000 năm nhưng quan điểm y học của Hippocrates rất hiện đại. Ông cho rằng cơ thể phải được nhìn nhận như một tổng thể chứ không phải tập hợp rời rạc của các bộ phận. Ông miêu tả chính xác nhiều triệu chứng bệnh và là thầy thuốc đầu tiên miêu tả các triệu chứng viêm phổi, động kinh ở trẻ em. Ông tin tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên nhờ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, sống trong môi trường sạch, không khí trong lành.

Hippocrates nhận thấy các cá thể khác nhau có biểu hiện bệnh ở mức độ khác nhau, khả năng chống đỡ bệnh tật khác nhau. Ông được cho là thầy thuốc đầu tiên tin rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ não chứ không phải từ tim.

Hippocrates Asclepiades được coi là bác sĩ đầu tiên của nền y học phương Tây.

Hippocrates Asclepiades được coi là bác sĩ đầu tiên của nền y học phương Tây.

Trước Công nguyên, con người chưa hiểu phương thức hoạt động trong cơ thể người và việc phẫu thuật xác chết để nghiên cứu tìm hiểu là điều tuyệt đối cấm kỵ. Do đi trước thời đại, chống lại quan điểm tôn giáo về bệnh tật của con người, Hippocrates đã bị kết tội đi tù 20 năm. Ở trong tù, ông đã viết cuốn “Cơ thể phức tạp” mà rất nhiều điều trong đó vẫn còn đúng cho đến ngày nay.

Ngoài ra, ông còn để lại bộ dụng cụ y tế gọi là Hippocratic Corpus bao gồm 70 văn bản quy định chi tiết về các triệu chứng, phương pháp điều trị của các căn bệnh. Bộ sưu tập được biên soạn 100 năm sau khi ông qua đời. Các sử gia tin rằng các tài liệu giúp ích cho các bác sĩ khi hành nghề y trong suốt cuộc đời sau này.

Khoảng năm 400 trước công nguyên, ông thành lập trường y, cùng với các môn đồ của mình đưa ra phương pháp khoa học để khám và điều trị cho người bệnh. Người thầy thuốc phải trực tiếp khám cho người bệnh và tìm ra bệnh qua các triệu chứng biểu hiện, phải bốc thuốc kê đơn sau đó theo dõi để xem việc điều trị có kết quả hay không.

Thời điểm này nhiều phương pháp y học của Hippocrates được phát triển. Sau khi đi khắp Hy Lạp chữa bệnh, Hippocrates quay về quê hương mở trường y để giảng dạy những tư tưởng y khoa của mình.

Sau khi đi khắp Hy Lạp chữa bệnh, Hippocrates quay về quê hương mở trường y để giảng dạy những tư tưởng y khoa của mình.

Sau khi đi khắp Hy Lạp chữa bệnh, Hippocrates quay về quê hương mở trường y để giảng dạy những tư tưởng y khoa của mình.

Sự ra đời của Lời thề Hippocrates nổi tiếng

Bên cạnh những thành tựu y học đã nêu trên, Hippocrates còn là tác giả của Lời thề Hippocrates - gồm những tiêu chuẩn đạo đức và luân lý các bác sĩ phải tuân theo. Lời thề Hippocrates đến nay vẫn được vang lên trong những buổi tuyên thệ tốt nghiệp trường y ở một số quốc gia.

Lời thề Hippocrates là văn bản nổi tiếng nhất trong y học phương Tây. Nó là nền tảng cơ sở đạo đức của nghề y. Trong nhiều thế kỷ, nó đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về các nguyên tắc của sứ mệnh cao cả này và hành vi chuyên môn của các bác sĩ.

Đến nay Lời thề Hippocrates vẫn được nhiều trường y sử dụng trong các buổi lễ tốt nghiệp, ngành y đã sử dụng lời thề này làm quy tắc ứng xử đạo đức từ nhiều thế kỷ trước. Đây không phải là một điều ngẫu nhiên đơn thuần. Văn bản này trình bày một cách hoàn hảo những gì mà một nghề cao quý như nghề y đòi hỏi và trong tổng quan ngắn gọn thì nó bao hàm mọi vấn đề đạo đức chính mà một bác sĩ có thể gặp phải trong quá trình làm việc của họ.

Lời thề Hippocrates là văn bản nổi tiếng nhất trong y học phương Tây.

Lời thề Hippocrates là văn bản nổi tiếng nhất trong y học phương Tây.

Lời thề Hippocrates là một tài liệu quen thuộc về thực hành y tế và đạo đức. Ban đầu, Hippocrates được ghi nhận với lời tuyên thệ. Về sau các nghiên cứu mới hơn cho thấy nó được các bác sĩ thế hệ sau thực hành, tập hợp lại sau khi ông mất.

Tuy nhiên, một số tài liệu của Hippocrastes đến nay không còn phù hợp để áp dụng cho y khoa hiện đại, song vẫn tồn tại như là nền tảng cho các sinh viên tốt nghiệp y tế tuyên thệ lúc bắt đầu sự nghiệp của họ. Một số nguyên lý cơ bản của lời thề bao gồm thực hành y học với khả năng tốt nhất của một người, chia sẻ kiến thức với các bác sĩ khác, thái độ thông cảm, từ bi, tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân và giúp ngăn ngừa bệnh tật bất cứ khi nào có thể.

Lời thề Hippocrates gốc

“Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, rằng tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Lời thề Hippocrates gốc.

Lời thề Hippocrates gốc.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ. Cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm, tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại”.

Lời thề Hippocrates hiện đại

Lời thề này được viết vào năm 1964 bởi Louis Lasagna, Hiệu trưởng của Trường Y khoa tại Đại học Tufts và được sử dụng trong nhiều trường y khoa ngày nay. “Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước này: Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các thầy thuốc đi trước, và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.

Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô.

Tôi sẽ luôn nhớ rằng nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học, cần sự ấm áp, cảm thông, và sự hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của người dược sĩ.

Tôi sẽ không xấu hổ khi nói rằng "Tôi không biết", cũng sẽ không ngần ngại tham vấn ý kiến của các đồng nghiệp khi các kỹ năng của họ cần thiết cho việc phục hồi của bệnh nhân.

Tượng đài của Hippocrates.

Tượng đài của Hippocrates.

Tôi sẽ tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân, không được tiết lộ các vấn đề của họ. Quan trọng hơn, tôi không thể quyết định được sự sống và cái chết. Trên hết, tôi không thể đóng vai trò của Chúa trời.

Tôi sẽ luôn nhớ rằng mình không phải điều trị một cơn sốt, hay sự phát triển của khối u, mà là đang điều trị một người đang mắc bệnh, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến gia đình người đó và sự ổn định của nền kinh tế. Trách nhiệm của tôi bao gồm những vấn đề liên quan, để chăm sóc đầy đủ cho người bệnh.

Tôi sẽ tìm mọi cách để phòng bệnh bất cứ khi nào tôi có thể nhưng tôi sẽ luôn luôn tìm kiếm một phương hướng chữa cho tất cả các bệnh.

Tôi luôn nhớ rằng mình vẫn là một thành viên của xã hội, với những nghĩa vụ đặc biệt cho đồng bào của tôi, tâm trí và thể xác tôi cũng như các bệnh tật.

Nếu tôi không vi phạm lời thề này, tôi sẽ được tận hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng khi còn sống và nhớ đến mãi về sau. Tôi sẽ luôn làm việc để giữ gìn các truyền thống của điều mà tôi đã chọn và tôi sẽ có thể trải nghiệm niềm vui của việc cứu chữa những người tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi”.

Theo DH (th)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thay-thuoc-vi-dai-nhat-thoi-co-dai-va-loi-the-noi-tieng-cua-sinh-vien-y-khoa-169221122214704828.htm