Thêm một tàu thăm dò Mặt Trời được phóng vào không gian

Tên lửa đẩy Atlas V của ULA đưa Solar Orbiter vào không gian. Nguồn: Reuters

Trưa 10/2 (theo giờ Việt Nam), United Launch Alliance (ULA) - nhà cung cấp dịch vụ phóng tàu vũ trụ của Mỹ, đã đưa tàu thăm dò Solar Orbiter vào không gian để thực hiện sứ mệnh thăm dò Mặt Trời trong dự án hợp tác giữa Cơ quan vũ trụ châu Âu và Cơ quan hàng không vũ trị Mỹ (NASA).

Lúc 23 giờ 3 phút ngày 9/2 (theo giờ địa phương), tên lửa đẩy Atlas V của ULA đã đưa Solar Orbiter vào không gian từ tổ hợp bệ phóng số 41 tại Trung tâm vũ trụ Kenedy, Mũi Cape, phía Nam bang Florida.

Trong sứ mệnh kéo dài ít nhất 9 năm này, Solar Orbiter có nhiệm vụ giúp nhân loại khám phá những điều chưa từng biết tới của bên trong "ngôi sao lửa", gió và từ trường của Mặt Trời, trong đó có cách cách thức Mặt Trời định hình Nhật quyển (khoảng trống xung quanh Mặt Trời).

Với hành trình bay ngoài quỹ đạo bay của Mặt Trời cùng với sự hỗ trợ trọng lự từ Trái Đất và Sao Kim, Solar Orbiter sẽ có chụp được hình ảnh về các vùng cực chưa từng được khám phá của hành tinh này.

Các nhà khoa học tin tưởng dự án thăm dò Mặt Trời này sẽ thành công giúp nhân loại khám phá những điều bí ẩn của hệ Mặt Trời, qua đó mở ra triển vọng giúp các nhà khoa học có biện pháp ứng phó với cơn bão Mặt Trời.

Năm 1859, cơn bão Mặt Trời lớn nhất được ghi nhận đã đánh sập phần lớn mạng lưới điện báo của khu vực Nam Mỹ và khiến hiện tượng cực quang bao trùm trên bầu trời có thể được quan sát từ Caribe.

Trung tâm vận hành vũ trụ châu Âu tại Đức sẽ phụ trách kiểm soát và vận hành Solar Orbiter. Đơn vị này sẽ có 3 tháng thử nghiệm để đảm bảo hệ thống vận hành tốt. Hệ thống điều khiển cảm biến của Solar Orbiter sẽ được kích hoạt trong lần tiếp cận Mặt Trời đầu tiên, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2021.

Solar Orbiter sẽ phối hợp với tàu thăm dò Mặt Trời Paker Solar của NASA, được phóng lên vào không gian năm 2018, thực hiện sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng này.

* Các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà khổng lồ tồn tại trong thời kỳ đầu hình thành vũ trụ, và thiên hà này đã tạo ra vô số ngôi sao với tốc độ cao trước khi đột ngột tan biến. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khọc học thuộc Đại học California Riverside công bố trên số ra mới nhất của tạp chí Astrophysical.

Theo ông Benjamin Forrest, chủ nghiệm nghiên cứu, thiên hà có tên gọi XMM-2599 đã tồn tại khoảng 12 tỉ năm trước đây. Trước khi vũ trụ được 2 tỉ năm tuổi, XMM-2599 đã hình thành khoảng hơn 300 tỉ ngôi sao, biến nó trở thành một thiên hà khổng lồ.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện XMM-2599 đã tạo ra phần lớn các ngôi sao của mình ở tốc độ siêu nhanh tại thời điểm vũ trụ chưa đến 1 tỉ năm tuổi. Đỉnh điểm là sự hình thành hơn 1.000 ngôi sao chỉ trong thời gian 1 năm.

Sau đó, XMM-2599 rơi vào trạng thái ngừng hoạt động khi vũ trụ được 1,8 tỉ năm tuổi, mà theo nhận định của các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể do thiên hà hết năng lượng hoặc hố đen khởi động.

Giáo sư Vật lý học và Thiên văn học thuộc Đại học California Riverside, ông Gillian Wilson - thành viên của nhóm nghiên cứu, cho rằng với kết quả nghiên cứu nêu trên, cần thay đổi lý thuyết về cách thức chấm dứt hình thành các ngôi sao ở các thiên hà thời kỳ đầu hình thành vũ trụ.

Trong khi đó, Giáo sư Michael Cooper thuộc Đại học California Irvine, đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định được quá trình tiến hóa của thiên hà XMM-2599.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Máy quang phổ đa vật thể thăm dò hồng ngoại tại Đài thiên băn W.M.Keck Observatory để thực hiện đo thiên hà XMM-2599.

L.H (tổng hợp từ TTXVN/Vietnam+)

Nguồn Phú Yên: http://www.baophuyen.com.vn/92/234832/them-mot-tau-tham-do-mat-troi-duoc-phong-vao-khong-gian.html