Thí điểm hợp đồng thuê doanh nghiêp cung cấp suất ăn tại các trường tiểu học: Điểm sáng tại Hải Phòng

Chiều 3/8/2023, UBND quận Hồng Bàng (Hải Phòng) tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm mô hình hợp đồng thuê doanh nghiêp cung cấp suất ăn cho học sinh bán trú tại các trường tiểu học.

Hiện nay, phần lớn các trường tiểu học ở nhiều địa phương tự tổ chức bếp ăn, tự thuê nhân công ở ngoài vào để tổ chức nấu ăn cho các học sinh ăn bán trú; Hiệu trưởng nhà trường được cơ quan chức năng cấp giấy phép là “chủ bếp”, các cô giáo, người phục vụ bị đặt dưới sự giám sát của phụ huynh học sinh qua mỗi bữa ăn. Trong khi đó, ở quận Hồng Bàng (Hải Phòng) hơn một năm qua đã trở thành điểm sáng với mô hình, phương pháp mới về tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh tiểu học bằng việc thuê một doanh nghiệp chuyên nghiệp vào chế biến suất ăn cho học sinh.

Thận trọng từng bước triển khai

Qua báo cáo của UBND quận Hồng Bàng cho thấy, hiện trên địa bàn quận có 9 trường tiểu học, với tổng số 292 lớp. Trong tổng số 10.201 học sinh, có 8.815 học sinh (đạt tỷ lệ 86,41%) học 2 buổi/ngày, trong đó số học sinh ăn bán trú là 6.673 cháu, đạt tỷ lệ 65,42%.

Ông Phạm Văn Đoan, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng gợi mở nhiều nội dung để xin ý kiến các hiệu trưởng, các Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường.

Ông Phạm Văn Đoan, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng gợi mở nhiều nội dung để xin ý kiến các hiệu trưởng, các Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường.

Đội ngũ tham gia công tác phục vụ ăn, quản, học bán trú là 331 người cho 9 trường gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là 251 người. Số nhân viên nấu ăn cũ do nhà trường quản lý, nay do công ty sản xuất bếp ăn nhận về để đào tạo lại và trở thành nhân viên của công ty là 80 người, bảo đảm quyền lợi về đóng BHXH, BHYT.

Về cơ sở vật chất, do trước đó, các trường tự đầu tư đã trang bị bếp ăn một chiều (nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa của cha mẹ học sinh đóng góp); nhà trường cùng cha mẹ học sinh trang bị các thiết bị như tủ cơm, tủ sấy bát, tủ inox đựng đồ, bàn ăn inox, xe đẩy cơm, khay inox, nồi, chảo, bát…, do vậy, Công ty chế biến suất ăn chuyên nghiệp chỉ đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho đầy đủ hơn, hiện đại hơn, bảo đảm phục vụ cho chế biến, kiểm tra định lượng, VSATTP, chia suất ăn, lưu mẫu... Ví dụ như, tại trường Tiểu học Quán Toan có giá trị là 171.837.500 đồng; Tiểu học Hùng Vương: 39.082.000 đồng; Tiểu học Bạch Đằng: 150.000.000 đồng; Tiểu học Nguyễn Trãi: 75.000.000 đồng; Tiểu học Ngô Gia Tự: 159.500.000 đồng; Tiểu học Đinh Tiên Hoàng: 368.055.000 đồng; Tiểu học Nguyễn Huệ: 50.000.000 đồng. Riêng tiền điện nước đều do các trường tự chi trả.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Đoàn Thị Thu Hằng cho rằng, cần tiếp tục mô hình thuê doanh nghiệp chuyên nghiệp vào chế biến, cung cấp suất ăn cho học sinh bán trú.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Đoàn Thị Thu Hằng cho rằng, cần tiếp tục mô hình thuê doanh nghiệp chuyên nghiệp vào chế biến, cung cấp suất ăn cho học sinh bán trú.

Để triển khai việc bếp ăn bán trú theo mô hình mới, quận Hồng Bàng đã căn cứ vào một số văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết HĐND TP và UBND TP. Hải Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác bán trú, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố.... Trên cơ sở đó, quận Hồng Bàng ban hành một số văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bán trú nói chung và ăn bán trú nói riêng, như: Công văn số 1311/UBND-GDĐT ngày 4/8/2022 của UBND quận Hồng Bàng về việc hợp đồng cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh các trường tiểu học thuộc quận từ năm học 2022-2023; Công văn số 1807/UBND-GDĐT ngày 12/10/2022 của UBND quận Hồng Bàng về việc thực hiện các khoản thu, chi năm học 2022-2023 trong các cơ sở giáo dục thuộc quận; Công văn số 2161/UBND-GDĐT ngày 2/12/2022 của UBND quận Hồng Bàng về việc tăng cường chỉ đạo công bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; Công văn số 374/GDĐT ngày 2/12/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng về việc tăng cường chỉ đạo công bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục...

Theo đó, 9/9 trường đều có tờ trình, xây dựng và triển khai kế hoạch công tác chăm nuôi bán trú; Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác bán trú; Kiện toàn Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà trường năm học 2022-2023.

Các nhà trường đều có hồ sơ hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn; Xây dựng Kế hoạch về việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cho học sinh; Kế hoạch về việc phòng chống ngộ độc thực phẩm năm học 2022-2023.

Lựa chọn thuê đơn vị chuyên nghiệp chế biến suất ăn bán trú tại trường

Trên cơ sở đó, các trường đã công khai chủ trương nhu cầu và các tiêu chí lựa chọn đơn vị chuyên cung cấp suất ăn trên trang Webside nhà trường và một số cơ quan báo chí; Tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị tham gia đấu thầu gửi tới nhà trường; Tổ chức thăm quan thực tế tại các cơ sở đơn vị đang thực hiện cung cấp suất ăn; Thành lập Hội đồng xét đấu thầu với thành phần: BGH; trưởng các tổ chức, đoàn thể; Tổ trưởng chuyên môn; đại diện giáo viên; Kế toán; Đại diện CMHS.

Theo đó, trong năm học 2022-2023, đơn vị được lựa chọn cung cấp suất ăn là Công ty TNHH Thương mại sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hoàng Minh.

Như vậy, BGH nhà trường, các giáo viên đang là đối tượng bị cha mẹ học sát giám sát việc cung cấp, chế biến suất ăn bán trú cho học sinh thì nay công tác quản lý đã thay đổi “vai vế”, trở thành người cùng cha mẹ học sinh giám sát công ty cung cấp, chế biến suất ăn.

Hiệu trưởng trường TH Quán Toan, bà Nguyễn Thị Hạnh cho rằng: Nhà nước cần có hướng dẫn pháp lý để các trường thực về xử lý tài sản bếp, nhà ăn do ngân sách Nhà nước đầu tư.

Hiệu trưởng trường TH Quán Toan, bà Nguyễn Thị Hạnh cho rằng: Nhà nước cần có hướng dẫn pháp lý để các trường thực về xử lý tài sản bếp, nhà ăn do ngân sách Nhà nước đầu tư.

Theo đó, các trường Tiểu học đã thực hiện việc phân công 01 đồng chí phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác bán trú; thành lập tổ giám sát công tác bán trú gồm các thành viên trong BGH, kế toán, thủ quỹ, nhân viên y tế, GVCN, TTND, Ban đại diện CMHS.

Tổ có nhiệm vụ giám sát công tác chăm nuôi bán trú, đảm bảo bữa ăn an toàn VSTP, bảo đảm định lượng, chất lượng cho học sinh.

Trong quá trình Công ty TNHH Thương mại sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hoàng Minh phục vụ suất ăn cho các học sinh, doanh nghiệp không chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát đột xuất của các thành viên trên, hàng ngày tổ giám sát cử 3 người gồm BGH trực; giáo viên, nhân viên trực; nhân viên bếp làm nhiệm vụ trực ban nhận nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn bán trú từ 7h00’ đến 7h30’. Việc giao nhận giữa bên cung cấp thực phẩm với bếp ăn nhà trường theo nguyên tắc tay ba có ghi biên bản; Thực hiện nghiêm túc việc thực hiện kiểm thực 3 bước (theo quy định). Đồng thời, BGH nhà trường, thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bán trú, 2 buổi/ngày ngay từ đầu năm học. Bộ phận giám sát kiểm tra đột xuất các khâu: Vệ sinh, nội vụ, nề nếp, ATVSTP, chế biến thực phẩm, vệ sinh đồ dùng nhà bếp, đồ dùng bát ăn của học sinh; Riêng lưu mẫu thức ăn do cán bộ phụ trách y tế kiểm tra hàng ngày.

Về thực đơn, Công ty TNHH Thương mại sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hoàng Minh xây dựng theo yêu cầu của nhà trường phải đáp ứng các tiêu chí: Định lượng; Khẩu phần; Dinh dưỡng; An toàn VSTP (Trên cơ sở bộ thực đơn của viện dinh dưỡng và công ty Ajnomoto Dự án bữa ăn học đường).

Do vậy, công ty TNHH Thương mại sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hoàng Minh (gọi tắt là Công ty Hoàng Minh) hàng tuần xây dựng thực đơn, nhà trường duyệt thực đơn vào thứ sáu hàng tuần; Công khai thực đơn và suất ăn mẫu hàng ngày.

Không chỉ có vậy, hàng tuần, tháng, nhà trường lấy phiếu thăm dò, đánh giá của giáo viên, phụ huynh, cán bộ quản lý, học sinh về công tác nuôi dạy bán trú...

Riêng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất và kiểm tra theo chuyên đề; kịp thời hướng dẫn, tư vấn những vấn đề các nhà trường chưa rõ về công tác bán trú.

Hiện nay, theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng: Mức thu tiền ăn bán trú (kể cả tiền chất đốt) thỏa thuận với cha mẹ học sinh là 30.000 đ/HS/ngày. Riêng tiền chăm nuôi bán trú là 150.000 đ/HS/ tháng. Do vậy, việc chi phí luôn được công khai, như: Nhà trường công khai mức thu tiền ăn, kinh phí phục vụ chăm nuôi tới 100% của CB, GV, NV và PHHS nhà trường; Công khai thực đơn, định lượng, chi phí hằng ngày tại bảng công khai của nhà trường và công khai trên trang web nhà trường.

Một trong các đại biểu đại diện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh phát biểu.

Một trong các đại biểu đại diện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh phát biểu.

Sau một năm triển khai thí điểm mô hình hợp đồng thuê doanh nghiêp cung cấp suất ăn cho học sinh bán trú tại các trường tiểu học, đến nay đã có 9/9 nhà trường kí hợp đồng với Công ty Hoàng Minh theo đúng quy trình. Chất lượng nuôi đảm bảo. Kết thúc năm học an toàn, không có trường hợp HS ngộ độc thực phẩm. 9/9 trường thực hiện công tác bán trú nói chung và chăm nuôi bán trú nói riêng được phòng Giáo dục và Đào tạo, đoàn kiểm tra liên ngành quận Hồng Bàng, Chi cục An toàn thực phẩm thành phố..... đều đánh giá xếp loại Tốt. Riêng Ban Đại diện CMHS các trường cũng tiến hành giám sát hoạt động của bếp ăn bán trú các nhà trường thường xuyên đều đánh giá thực hiện tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không chỉ giảm áp lực cho BGH và đội ngũ giáo viên

Theo báo cáo, việc hợp đồng với đơn vị chuyên nghiệp cung cấp suất ăn đã thay đổi vai trò của trường từ đơn vị triển khai thực hiện sang đơn vị giám sát, phần nào tháo gỡ cho các trường áp lực về công tác chăm nuôi bán trú so với trước đây. Nhà trường có thời gian tập trung cao cho các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. Các BGH nhà trường, các cô giáo cho biết: "Chúng tôi tập trung vào quản lý, tổ chức giáo dục, các cô giáo có nhiều thời gian hơn để tập trung vào chuyên môn hơn- Đó là ngành nghề chúng tôi được đào tạo".

Mặt khác do thường xuyên lấy ý kiến của phụ huynh, học sinh về chất lượng phục vụ bữa ăn nên thực đơn các bữa ăn luôn thay đổi, công tác phục vụ tốt hơn; việc công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nên được phụ huynh đồng tình.

Đơn vị cung cấp luôn lắng nghe, cầu thị để điều chỉnh ý kiến đóng góp của phụ huynh, nhà trường; quan tâm bổ sung thêm trang thiết bị nhà bếp, ví dụ như hệ thống lọc nước khi chế biến đã góp phần đảm bảo an toàn VSTP; Làm tốt khâu quản lý giám sát không để thất thoát thực phẩm, đảm bảo khẩu phần ăn.

Vũ Trang

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//an-sinh/thi-diem-hop-dong-thue-doanh-nghiep-cung-cap-suat-an-tai-cac-truong-tieu-hoc-diem-sang-tai-hai-phong-1094384.html