Thị giác sinh học giúp người mù nhìn được
Đại học Sydney, Australia, đang thực hiện dự án có tên Phoenix99 Bionic Eye (PBE) cho ra đời hệ thống thị giác sinh học có cùng tên gọi, nhằm mang lại ánh sáng cho người mù.
PBE đã sẵn sàng để thử nghiệm trên người. Nó là hệ thống cấy ghép, được thiết kế để phục hồi thị lực cho những người bị suy giảm thị lực nghiêm trọng, mù do các bệnh thoái hóa, nhất là viêm võng mạc sắc tố.
PBR có hai chi tiết chính là bộ kích thích gắn vào mắt và một chi tiết kia, gọi là mô-đun giao tiếp đặt dưới da sau tai. Nó hoạt động bằng cách kích thích lớp tế bào thần kinh mỏng lót phía sau mắt, lớp này chịu trách nhiệm cho sự chuyển đổi ánh sáng nhưng khi bị thoái hóa làm giảm thị lực. PBR khắc phục trục trặc của tế bào bằng cách kích thích trực tiếp các tế bào còn lại, đánh lừa não tin rằng ánh sáng đã được cảm nhận một cách hiệu quả.
Một máy ảnh nhỏ xíu nhúng trong kính ghi lại cảnh trực quan. Hình ảnh được xử lý thành một tập hợp các hướng dẫn và được gửi không dây qua da đến mô-đun giao tiếp của thiết bị. Tiếp theo, nó đi qua bộ giải mã và chuyển các hướng dẫn đến mô-đun kích thích, sau đó các xung điện đến các tế bào thần kinh của võng mạc, chuyển tiếp thông điệp đến não để tiếp nhận hình ảnh. "PBR là kết quả của nghiên cứu trong nhiều thập kỷ trong lĩnh vực nhãn khoa được hỗ trợ bởi lĩnh vực điện tử cấy ghép," Giáo sư Gregg Sutering, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.