Thông tin mới nhất tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn: Xuất hiện giả thuyết mới gây chấn động

Máy bay MH370 đã mất tích bí ẩn hơn 10 năm là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không thế giới.

Thêm giả thuyết chấn động về MH370

Vụ MH370 là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không thế giới. Ảnh: Netflix

Vụ MH370 là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không thế giới. Ảnh: Netflix

Mới đây, AirlineRatings.com đưa tin, vị trí mới MH370 của Malaysia Airlines ở Ấn Độ Dương có thể sẽ được xác nhận.

Theo đó, một phân tích mới về thời khắc cuối cùng của máy bay mất tích năm 2014 khi đang bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh cho thấy, chuyên gia hàng không vũ trụ người Anh Richard Godfrey và công trình WSPR tìm kiếm MH370 của ông đang đi đúng hướng.

Trên blog, chuyên gia tìm kiếm MH370 Godfrey chỉ rõ, "một số nhà phân tích MH370 tranh luận về việc máy bay ở gần vòng cung số 6 vào ngày 8/3/2014 lúc 00:11:00 UTC (giờ phối hợp quốc tế) và một lần nữa ở gần vòng cung số 7 lúc 00:19:21 UTC và 00:19:37 UTC, như dữ liệu vệ tinh Inmarsat".

Chuyên gia tìm kiếm MH370 người Anh cũng nói thêm, tất cả các liên kết WSPRnet bất thường trong khoảng 00:10 UTC và 00:30 UTC trong toàn bộ khu vực xung quanh vòng cung số 6 và vòng cung số 7 từ 7,5 vĩ độ Nam đến 42,5 vĩ độ Nam đã được kiểm tra bằng hệ thống radar thụ động hoàn toàn tự động mới nhất.

"MH370 không thể rơi xa hơn về phía bắc, vì như vậy máy bay có thể được tìm thấy ở Java. MH370 cũng không thể rơi xa hơn về phía nam, vì theo Boeing, phạm vi nhiên liệu tối đa chỉ vượt quá 40 vĩ độ nam một chút" - ông Godfrey nói thêm.

Nói một cách dễ hiểu hơn, chuyên gia MH370 Godfrey khẳng định, hầu hết các nhà phân tích MH370 đều nhất trí rằng, dựa trên dữ liệu vệ tinh, chiếc máy bay của Malaysia Airlines ở gần vòng cung số 6 lúc 00:11 UTC và vòng cung số 7 lúc 00:19 UTC.

Các tín hiệu bất thường giữa 00:10 và 00:30 UTC xung quanh những vòng cung này ở Ấn Độ Dương cũng đã được kiểm tra thông qua radar tự động.

Do đó, chuyên gia hàng không vũ trụ người Anh Richard Godfrey kết luận rằng, MH370 không thể rơi xa hơn về phía bắc hoặc phía nam do giới hạn nhiên liệu và địa lý.

Cũng liên quan tới thông tin về MH370, nhà điều tra MH370 Ashton Forbes tuyên bố: "MH370 không rơi".

Lý giải cho tuyên bố mới nhất về chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn biến mất ngày 8/3/2014, ông Ashton Forbes chỉ ra, máy bay có một thiết bị ELT (Thiết bị định vị khẩn cấp) cố định được thiết kế để kích hoạt khi có va chạm đủ mạnh. Khi gặp tai nạn, thiết bị ELT sẽ bắt đầu truyền tín hiệu liên tục 24h sau khi được kích hoạt.

"Không có tín hiệu nào được ghi nhận. Mọi người cần bắt đầu vận dụng tới các lý lẽ thông thường. Máy bay sẽ không rơi mà không để lại các bãi mảnh vỡ lớn" - nhà điều tra MH370 Ashton Forbes nhấn mạnh.

Viễn cảnh bất định của việc nối lại tìm kiếm MH370

MH370 mất tích là bí ẩn lớn của lịch sử ngành hàng không thế giới. Ảnh: Netflix

MH370 mất tích là bí ẩn lớn của lịch sử ngành hàng không thế giới. Ảnh: Netflix

Công ty tìm kiếm Ocean Infinity có trụ sở tại Anh đề xuất một cuộc tìm kiếm mới với chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines chủ yếu theo nghiên cứu của chuyên gia tìm kiếm MH370 Richard Godfrey - kỹ sư hàng không vũ trụ người Anh - dựa trên công trình đột phá WSPRnet.

Công trình mang tính đột phá của chuyên gia tìm kiếm MH370 Godfrey đã được các đồng nghiệp đánh giá và phân tích. Theo nghiên cứu của chuyên gia người Anh, vị trí MH370 rơi được xác định trong khu vực bán kính 30 km, cách Perth, Tây Australia khoảng 1.560 km về phía tây.

Khu vực được cho là MH370 rơi ở Đại Tây Dương nằm ngay bên ngoài vùng của các cuộc tìm kiếm MH370 đã được tổ chức trước đó và phù hợp với dữ liệu vệ tinh Inmarsat và phân tích trôi dạt mảnh vỡ của Đại học Tây Australia.

MH370 mất tích ngày 8/3/2014 là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không thế giới.

Những nỗ lực tìm kiếm MH370 mở rộng trong nhiều năm đã không mang lại câu trả lời. Giai đoạn đầu tiên của cuộc tìm kiếm MH370 kéo dài 52 ngày và được tiến hành chủ yếu từ trên không, với phạm vi 4,5 triệu km2, liên quan đến 334 chuyến bay tìm kiếm. Không có mảnh vỡ MH370 nào được tìm thấy.

Tiếp đó, 2 cuộc tìm kiếm MH370 dưới nước ở Ấn Độ Dương cũng không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về thảm kịch. Cuộc tìm kiếm dưới đáy biển đầu tiên, do Australia dẫn đầu, bao phủ 120.000 km2 và kéo dài 50 hải lý qua vòng cung thứ 7 ở Ấn Độ Dương. Tháng 1.2017, chính phủ Australia, Malaysia và Trung Quốc chính thức ngừng cuộc tìm kiếm dưới nước sau khi rà soát khoảng 74.000m2 đáy Ấn Độ Dương, trong nỗ lực tốn kém 150 triệu USD.

Tháng 1/2018, chính phủ Malaysia bắt đầu cuộc tìm kiếm dưới nước khác với sự hợp tác của công ty Mỹ Ocean Infinity. Sau hơn 3 tháng, nỗ lực tìm kiếm MH370 kết thúc mà không tìm thấy bằng chứng nào về tung tích máy bay mất tích.

Suốt 10 năm qua, đã có rất nhiều giả thuyết ly kỳ về bí ẩn MH370, cùng với nhiều tuyên bố xác định được vị trí máy bay. Song tới nay, tung tích máy bay và số phận của các hành khách cùng phi hành đoàn MH370 vẫn là ẩn số.

Năm nay, Malaysia tuyên bố sẵn sàng nối lại kế hoạch tìm kiếm MH370. Giới chức cũng tiết lộ đã mời công ty Ocean Infinity của Mỹ thảo luận về cuộc tìm kiếm mới.

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thong-tin-moi-nhat-tim-kiem-may-bay-mh370-mat-tich-bi-an-xuat-hien-gia-thuyet-moi-gay-chan-dong-172241003141646882.htm