'Thủ phủ' bánh chưng ở Hà Nam những ngày giáp Tết

Thời gian cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng Đầm (xã Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý, Hà Nam) hối hả vào vụ bánh lớn nhất năm. Các hộ dân huy động tối đa những thành viên trong gia đình vừa chuẩn bị nguyên liệu, vừa gói bánh chưng phục vụ nhu cầu lớn của thị trường.

Làng Đầm từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc với nhiều thực khách trong và ngoài nước bởi vùng đất này có truyền thống làm bánh chưng cả trăm năm. Về làng Đầm những ngày cận Tết, ngay từ đầu ngõ, bất kỳ ai đều có thể cảm nhận rất rõ hương vị đặc trưng của những nồi bánh đang chưng đỏ lửa. Khói bếp nghi ngút trong ráng chiều muộn, khung cảnh làng quê thân quen gợi nên một cái Tết cổ truyền đầm ấm, yên vui.

Làng Đầm được biết đến là làng nghề truyền thống, lâu đời. Vào mỗi dịp Tết, nơi đây nổi lửa thâu đêm suốt sáng. Những hộ làm bánh chưng ăn, ngủ tại chỗ, mỗi ngày chỉ chợp mắt 2 tiếng để gói bánh kịp giao hàng cho khách.

Làng Đầm được biết đến là làng nghề truyền thống, lâu đời. Vào mỗi dịp Tết, nơi đây nổi lửa thâu đêm suốt sáng. Những hộ làm bánh chưng ăn, ngủ tại chỗ, mỗi ngày chỉ chợp mắt 2 tiếng để gói bánh kịp giao hàng cho khách.

Những ngày giáp Tết, công việc của người dân làng Đầm sẽ bắt đầu từ khoảng 6h sáng. Mỗi người trong gia đình đều được phân công một nhiệm vụ khác nhau. Người ngâm gạo, chẻ lạt, róc lá, người gói bánh…

Những ngày giáp Tết, công việc của người dân làng Đầm sẽ bắt đầu từ khoảng 6h sáng. Mỗi người trong gia đình đều được phân công một nhiệm vụ khác nhau. Người ngâm gạo, chẻ lạt, róc lá, người gói bánh…

Tại đây, hầu hết nhà nào cũng gói bánh chưng quanh năm. Riêng từ 22 tháng Chạp trở đi, mỗi gia đình cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 bánh chưng mà vẫn không đủ nhu cầu. Bánh chưng ở đây hiện cung cấp cho nhiều vùng trong, ngoài tỉnh và đặc biệt là cả nước ngoài.

Tại đây, hầu hết nhà nào cũng gói bánh chưng quanh năm. Riêng từ 22 tháng Chạp trở đi, mỗi gia đình cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 bánh chưng mà vẫn không đủ nhu cầu. Bánh chưng ở đây hiện cung cấp cho nhiều vùng trong, ngoài tỉnh và đặc biệt là cả nước ngoài.

Chị Nguyễn Thị Tịnh (trú tại làng Đầm) cho biết, công việc làm bánh này rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, là khâu chọn gạo nếp, gạo dùng để gói bánh chưng phải là gạo nếp cái hoa vàng, bởi loại gạo này sẽ quyết định độ dẻo thơm cho bánh. Trước khi gói bánh, gạo sẽ được ngâm, rửa sạch rửa sạch sẽ 3 lần và rắc muối đầy đủ.

Chị Nguyễn Thị Tịnh (trú tại làng Đầm) cho biết, công việc làm bánh này rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, là khâu chọn gạo nếp, gạo dùng để gói bánh chưng phải là gạo nếp cái hoa vàng, bởi loại gạo này sẽ quyết định độ dẻo thơm cho bánh. Trước khi gói bánh, gạo sẽ được ngâm, rửa sạch rửa sạch sẽ 3 lần và rắc muối đầy đủ.

Về phần nhân bánh, theo chị Tịnh, đỗ xanh phải là loại hạt nhỏ, ruột vàng được thổi chín và giã nhuyễn. Còn thịt lợn được các gia đình lựa chọn phần nạc vai và ba chỉ làm nhân vì bánh sẽ có vị béo ngậy.

Về phần nhân bánh, theo chị Tịnh, đỗ xanh phải là loại hạt nhỏ, ruột vàng được thổi chín và giã nhuyễn. Còn thịt lợn được các gia đình lựa chọn phần nạc vai và ba chỉ làm nhân vì bánh sẽ có vị béo ngậy.

Bánh chưng làng Đầm mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh. Cùng thịt lợn, đậm đà, dân dã mà lại không quá ngấy. Đây được xem là điểm cuốn hút rất riêng mà chỉ người dân làng Đầm mới có thể làm ra được.

Bánh chưng làng Đầm mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh. Cùng thịt lợn, đậm đà, dân dã mà lại không quá ngấy. Đây được xem là điểm cuốn hút rất riêng mà chỉ người dân làng Đầm mới có thể làm ra được.

Sau khi gói xong, bánh chưng sẽ được nén với sức nặng vừa đủ và đun trong khoảng 8-10 tiếng.

Sau khi gói xong, bánh chưng sẽ được nén với sức nặng vừa đủ và đun trong khoảng 8-10 tiếng.

Điều đặc biệt nhất khiến cho hương vị của bánh chưng làng Đầm có sự khác biệt so với các nơi khác, đó là tại đây, nhà nào làm bánh chưng cũng đều có bể lớn chứa nước mưa, đủ cung cấp cho việc luộc bánh quanh năm. Bánh chưng luộc bằng nước mưa khi chín có màu xanh của lá dong, giữ được mùi thơm của gạo nếp, nhân đỗ, có thể để được cả chục ngày mà không hỏng.

Điều đặc biệt nhất khiến cho hương vị của bánh chưng làng Đầm có sự khác biệt so với các nơi khác, đó là tại đây, nhà nào làm bánh chưng cũng đều có bể lớn chứa nước mưa, đủ cung cấp cho việc luộc bánh quanh năm. Bánh chưng luộc bằng nước mưa khi chín có màu xanh của lá dong, giữ được mùi thơm của gạo nếp, nhân đỗ, có thể để được cả chục ngày mà không hỏng.

Được biết, bánh chưng làng Đầm có giá phổ biến giao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ giá thành sẽ khác nhau.

Được biết, bánh chưng làng Đầm có giá phổ biến giao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ giá thành sẽ khác nhau.

Với sự khéo léo, chăm chỉ, năng động thích ứng với thị trường của người dân nơi đây, nghiệp xưa của làng đang ngày một phát triển, góp phần đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người lao động, hứa hẹn tương lai tươi sáng của một làng nghề truyền thống.

Thu Hiền

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/thu-phu-banh-chung-o-ha-nam-nhung-ngay-giap-tet-151603.html