Thú vị hình tượng con hổ trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (1)

Là loài vật mạnh mẽ, ấn tượng, hổ đã được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.

 Cáo mượn oai hùm (cáo đội lốt cọp): Dựa vào uy thế của người có quyền lực để lên mặt với kẻ khác.

Cáo mượn oai hùm (cáo đội lốt cọp): Dựa vào uy thế của người có quyền lực để lên mặt với kẻ khác.

 Điệu hổ ly sơn (đưa hổ khỏi núi): Tách kẻ mạnh khỏi hoàn cảnh, môi trường có lợi để dễ bề chinh phục, tiêu diệt hoặc để thực hiện mưu đồ, công việc dễ dàng hơn.

Điệu hổ ly sơn (đưa hổ khỏi núi): Tách kẻ mạnh khỏi hoàn cảnh, môi trường có lợi để dễ bề chinh phục, tiêu diệt hoặc để thực hiện mưu đồ, công việc dễ dàng hơn.

 Chui vào hang hùm: Lọt và nơi hoặc làm nhiều việc nguy hiểm.

Chui vào hang hùm: Lọt và nơi hoặc làm nhiều việc nguy hiểm.

 Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ): Cha nào con nấy (mặt mạnh mặt tốt).

Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ): Cha nào con nấy (mặt mạnh mặt tốt).

 Miệng hùm gan sứa: Chê bai kẻ nói miệng thì mạnh bạo, nhưng thực chất thì nhút nhát.

Miệng hùm gan sứa: Chê bai kẻ nói miệng thì mạnh bạo, nhưng thực chất thì nhút nhát.

 Thả hổ về rừng: Việc làm nguy hiểm vì tạo cho kẻ mạnh có điều kiện, hoàn cảnh thích hợp làm việc xấu.

Thả hổ về rừng: Việc làm nguy hiểm vì tạo cho kẻ mạnh có điều kiện, hoàn cảnh thích hợp làm việc xấu.

 Vuốt râu hùm: Việc làm, xử sự táo bạo, liều lĩnh với người có có uy lực hoặc thế lực mạnh hơn mình gấp bội.

Vuốt râu hùm: Việc làm, xử sự táo bạo, liều lĩnh với người có có uy lực hoặc thế lực mạnh hơn mình gấp bội.

 Hổ dữ không ăn thịt con: Mối quan giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ sâu đậm, bền chặt nhất. Người làm cha mẹ không làm hại con cái trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Hổ dữ không ăn thịt con: Mối quan giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ sâu đậm, bền chặt nhất. Người làm cha mẹ không làm hại con cái trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 Hổ mọc thêm cánh: Đã mạnh mẽ/tài giỏi từ trước, nay trình lại tăng thêm một bậc do gặp yếu tố thuận lợi.

Hổ mọc thêm cánh: Đã mạnh mẽ/tài giỏi từ trước, nay trình lại tăng thêm một bậc do gặp yếu tố thuận lợi.

 Không vào hang hổ làm sao bắt được hổ con: Muốn làm được việc lớn phải chấp nhận đối mặt với hiểm nguy.

Không vào hang hổ làm sao bắt được hổ con: Muốn làm được việc lớn phải chấp nhận đối mặt với hiểm nguy.

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/thu-vi-hinh-tuong-con-ho-trong-thanh-ngu-tuc-ngu-viet-nam-1-1650806.html