Thúc đẩy Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động – việc làm hướng tới việc làm bền vữngTin khácThể lệ tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm 'Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' năm 2022Tổng đài viên đặc biệt: Chỗ dựa vững chắ

Ngày 21/3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Ban Thư ký ASEAN, Quỹ hợp tác ASEAN – Hàn Quốc tổ chức hội thảo khu vực về đánh giá thực hiện Hướng dẫn ASSEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững.Diễn ra theo hình thức trực tuyến, sự kiện nhằm chia sẻ về những thành tựu và thách thức trong quá trình áp dụng thí điểm Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững cho tất cả mọi người tại các nước thành viên ASEAN. Từ đó, chương trình đưa ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị để thúc đẩy và cải thiện việc thực hiện Hướng dẫn này ở cấp quốc gia trong thời gian tới.Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững là kết quả của dự án do Việt Nam điều phối thuộc Kế hoạch làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN giai đoạn 2016-2020 với sự hỗ trợ từ Quỹ hợp tác ASEAN – Hàn Quốc. Thông qua một số cuộc họp Nhóm công tác khu vực xây dựng Hướng dẫn với sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN, ILO, UN Women và tham vấn khu vực từ năm 2018, bản Hướng dẫn và cẩm nang thực hiện Hướng dẫn đã được xây dựng hoàn thiện. Đây cũng là một trong những các văn kiện được chính thức thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 26 và được Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 ghi nhận vào tháng 11 năm 2020.Tại Việt Nam, sau 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nổi bật như:– Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách từng bước được hoàn thiện theo hướng bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.– Việc lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án,… đã được các cấp, ngành quan tâm, góp phần rút ngắn khoảng cách giới, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đìn

Đại diện Việt Nam dự hội thảo tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: Molisa).

Đại diện Việt Nam dự hội thảo tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: Molisa).

Hội nghị có sự tham gia trực tuyến của Ban Thư ký ASEAN, đầu mối phụ trách hợp tác về lao động và phụ nữ của các nước thành viên ASEAN, đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính mà Quỹ Hợp tác ASEAN – Hàn Quốc, ILO, UN Women vì những cam kết đồng hành cùng Việt Nam và ASEAN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể trong lĩnh vực lao động ở cấp quốc gia và khu vực.

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế khẳng định, Hướng dẫn sẽ góp phần nâng cao năng lực và nhận thức của các cán bộ nhà nước phụ trách lĩnh vực lao động và bình đẳng giới.

Ông cũng chia sẻ, Hướng dẫn giúp thúc đẩy các điển hình tốt về lồng ghép giới trong quá trình thực hiện các chính sách lao động và việc làm tại các nước thành viên ASEAN, hướng tới một Cộng đồng ASEAN không ai bị bỏ lại phía sau. Văn kiện này được xem là thí dụ điển hình thể hiện những nỗ lực của các cơ quan chuyên ngành ASEAN trong việc góp phần thực hiện Khung chiến lược ASEAN về lồng ghép giới giai đoạn 2021-2025 đã được Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) thông qua trong năm 2021.

Tại hội thảo, đại diện Ban Thư ký ASEAN đã giới thiệu tổng quan về nội dung và quá trình triển khai Hướng dẫn tại cấp khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, đại diện của từng nước thành viên ASEAN cũng đã trình bày về những khó khăn và thách thức trong quá trình áp dụng thí điểm Hướng dẫn ASEAN ở cấp quốc gia. Từ đó, các đại biểu đã nghiên cứu và thảo luận sâu hơn về những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị để thúc đẩy và cải thiện việc thực hiện Hướng dẫn này ở cấp quốc gia và khu vực trong thời gian tới.

Hướng dẫn sẽ được Hội nghị quan chức lao động cấp cao ASEAN rà soát và cập nhật thông tin 2 năm một lần.

Theo Nhandan

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/xa-hoi/488363-thuc-day-huong-dan-asean-ve-long-ghep-gioi-trong-chinh-sach-lao-dong-viec-lam-huong-toi-viec-lam-ben-vung.html