Thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là bệnh lý với đặc trưng là tình trạng tiết mồ hôi quá mức, thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân, nách, hoặc khuôn mặt. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người mắc.

1. Thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

NỘI DUNG:

1. Thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

2. Tác dụng của thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

4. Chống chỉ định của thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

Thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi thường áp dụng với các trường hợp tăng tiết mồ hôi ở mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến học tập, công việc và giao tiếp xã hội. Các thuốc sử dụng gồm 2 nhóm chính: Thuốc dùng tại chỗ và thuốc uống.

1.1. Thuốc điều trị tại chỗ

- Nhôm clorua hexahydrat 20%: bôi trong 3 đến 4 đêm, sau đó bôi hằng đêm nếu cần.

- Glutaraldehyde: Được sử dụng tại chỗ và thường tiêm lòng bàn tay bàn chân.

- Glycopyrronium tosylate: Sử dụng tại chỗ bằng vải đã ép sẵn chứa dung dịch glycopyrronium băng ép vào lòng bàn tay, bàn chân hoặc vùng nách…

- Botulinum toxin: Là được tố botox được tiêm vào vùng da tăng tiết mồ hôi.

1.2. Thuốc uống

- Thuốc kháng cholinergic: glycopyrrolate, propantheline, benztropine, oxybutynin…

- Thuốc chẹn beta giao cảm: atenolon, metoprolon…

Sử dụng thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Tác dụng của thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

+ Tác dụng của Nhôm clorua hexahydrat 20%: Nhôm clorua hexahydrat phản ứng với các protein trong ống dẫn mồ hôi, tạo nên một rào cản cơ học là giảm tiết mồ hôi ra ngoài.

+ Tác dụng của thuốc Glutaraldehyde: Gây giảm tiết mồ hôi. Ngoài ra còn để khử trùng dụng cụ hoặc khử trùng bề mặt.

+ Tác dụng của thuốc Glycopyrronium tosylate: Giảm tiết mồ hôi, ngoài ra còn để khử trùng dụng cụ hoặc khử trùng bề mặt.

+ Tác dụng của thuốc Botulinum toxin: Phân cắt protein Snap-25, điều này ngăn cản sự liên kết và hợp nhất trước synap của túi Acetylcholin và đầu mút thần kinh, ngăn chạn giải phóng Acetylcholin từ đó gây giảm tiết mồ hôi, thời gian hiệu quả có thể kéo dài 3 – 6 tháng.

+ Tác dụng Thuốc kháng cholinergic: Kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, chúng ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như Acetylcholine và các thụ thể cholinergic do đó làm giảm tiết mồ hôi nhanh chóng.

+ Tác dụng của thuốc chẹn beta giao cảm: ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh epinephrine và noepinephrine, từ đó giảm tiết mồ hôi. Ngoài ra thuốc chẹn beta giao cảm là một thuốc giãn mạch mạnh có tác dụng hạ huyết áp, điều trị đau thắt ngực và giảm nhịp tim…

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

+ Tác dụng phụ của Nhôm clorua hexahydrat 20%: đau, ngứa, bỏng nhẹ vùng da điều trị, kích ứng da, cảm giác như kim châm. Các trường hợp di ứng thuốc có thể gây nổi mề đay, tức ngực, khó thở, sưng mặt, lưỡi, môi…

+ Tác dụng phụ khi sử dụng Glutaraldehyde: Hay gặp nhất là đau, buồn nôn, đau đầu, khó thở…

+ Tác dụng phụ khi sử dụng Glycopyrronium tosylate: Đỏ, ngứa vùng da sử dụng thuốc, khó tiểu, mờ mắt, đồng tử to (nhạy cảm với ánh sáng)…

+ Tác dụng phụ khi sử dụng Botulinum toxin: Đau nhẹ, sưng, bầm tím quanh vùng tiêm; đau đầu, yếu tạm thời hoặc tê liệt các vùng cơ gần chỗ tiêm; rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim (hiếm gặp).

+ Tác dụng phụ khi sử dụng Thuốc kháng cholinergic: khô miệng (có thể gây sâu răng), giảm tiết chất nhầy (gây khô, đau họng), giảm thải nhiệt qua biểu bì (da nóng, đỏ, ửng da…), tăng nhiệt độ cơ thể (làm giãn đồng tử, tăng nhạy cảm ánh sáng).

+ Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm: atenolon, metoprolon… Co thắt phế quản gây ho, làm chậm nhịp tim, chóng mặt, ù tai, rồi loạn giấc ngủ, lạnh tay chân…

Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến công việc, học tập, giao tiếp xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến công việc, học tập, giao tiếp xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

4. Chống chỉ định của thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

+ Chống chỉ định của Nhôm clorua hexahydrat 20%: Các trường hợp quá mẫn cảm, các trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc.

+ Chống chỉ định khi sử dụng Glutaraldehyde: Các trường hợp mẫn cảm không được sử dụng.

+ Chống chỉ định khi sử dụng Glycopyrronium tosylate: Các bệnh nhân có vấn đề về tiểu tiện, tắc nghẽn tiêu hóa, táo bón nặng, viêm đại tràng nặng, megacolon, tăng nhãn áp, chảy máu kèm theo các bệnh lý tim mạch…

+ Chống chỉ định khi sử dụng Botulinum toxin: Quá mẫn với botulinum toxin, rối loạn hoạt động cơ (bệnh nhược cơ, hội chứng Eaton – Lambert), vị trí dự kiến tiêm bị nhiễm trùng, viêm tiết niệu cấp tính, sỏi bàng quang, bệnh nhân không thể đặt được sonde tiểu..

+ Chống chỉ đinh khi sử dụng Thuốc kháng cholinergic: Với các trường hợp mẫn cảm thành phần của thuốc.

+ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm: atenolon, metoprolon…: Nhịp tim chậm, suy tim có rối loạn huyết động, sốc tim, cơn hẹn phế quản hoặc co thắt phế quản nặng, bệnh mạch máu ngoại biên, đau do thiếu máu ngoại biên, trầm cảm nặng.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

+ Lưu ý khi sử dụng Nhôm clorua hexahydrat 20%: Việc điều trị nên lặp đi lặp lại một hoặc nhiều lần một tuần để tránh các tác dụng phụ như đau, ngứa, bỏng, kích ứng da. Cần tránh bôi thuốc vào vùng mắt, mũi, miệng, môi, nếu tiếp xúc phải các vùng đó cần phải rửa ngay bằng nước sạch. Nhôm clorua hexahydrat dễ cháy nên cần tránh lửa.

+ Lưu ý khi sử dụng thuốc Glutaraldehyde: Glutaraldehyde là một chất độc, nên hiện nay rất ít sử dụng và khi dùng cần có sự theo dõi chặt của bác sĩ.

+ Lưu ý khi sử dụng thuốc glycopyrronium: Glycopyrronium có tác dụng khử trùng mạnh, khi sử dụng điều trị tăng tiết mồ hôi phải hết sức cân nhắc và được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng.

+ Lưu ý khi sử dụng thuốc Botulinum toxin: Botulinum toxin là độc tố mà FDA chỉ phê duyệt cho tiêm vào vùng nách, tuy nhiên nhiều bác sĩ sử dụng cho cả vùng mặt, bàn tay… Do đó bác sĩ cần đánh giá các nguy cơ và giải thích kỹ các tác dụng phụ cho người bệnh trước khi xem xét sử dụng.

+ Lưu ý khi sử dụng Thuốc chẹn beta giao cảm: atenolon, metoprolon…: Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc giãn mạch, cần lưu ý hết sức đối với các bệnh nhân tim mạch. Việc không điều trị tăng tiết mồ hôi có thể gây khó chịu về mặt tinh thần, nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên sử dụng các thuốc không hợp lý có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó cần cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn đối với các bệnh nhân bị bệnh tăng tiết mồ hôi.

Thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi thường áp dụng với các trường hợp tăng tiết mồ hôi ở mức độ nhẹ, đối với trương hợp nặng, khi sử dụng thuốc không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị can thiệp ít xâm lấn và điều trị ngoại khoa.

BSCKII Nguyễn Văn Phú

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-benh-tang-tiet-mo-hoi-169241013155910194.htm