Tiền đồn 'chống' Nga-Trung của Mỹ ở Nhật Bản có quy mô ra sao?

Washington bắt đầu hiện diện quân sự ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và tới tận ngày nay, quân đội Mỹ vẫn luôn coi Nhật Bản là bàn đạp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Đế quốc Nhật Bản bị Quân Đồng Minh giải thể, và chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Nhật Bản là quân đội Mỹ. Bên cạnh đó Tokyo còn phải miễn cưỡng để Washington đặt các căn cứ tại đảo quốc này. Nguồn ảnh: JSDF.

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Đế quốc Nhật Bản bị Quân Đồng Minh giải thể, và chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Nhật Bản là quân đội Mỹ. Bên cạnh đó Tokyo còn phải miễn cưỡng để Washington đặt các căn cứ tại đảo quốc này. Nguồn ảnh: JSDF.

Tới năm 1951, Nhật được khôi phục lại chủ quyền về mặt lãnh thổ hành chính nhưng trước đó, Hiến pháp Nhật Bản thông qua năm 1947 đã không cho phép nước này được phép thành lập quân đội hoặc sở hữu những loại tàu chiến, máy bay vận tải cỡ lớn đủ sức vươn ra nước ngoài. Nguồn ảnh: JSDF.

Tới năm 1951, Nhật được khôi phục lại chủ quyền về mặt lãnh thổ hành chính nhưng trước đó, Hiến pháp Nhật Bản thông qua năm 1947 đã không cho phép nước này được phép thành lập quân đội hoặc sở hữu những loại tàu chiến, máy bay vận tải cỡ lớn đủ sức vươn ra nước ngoài. Nguồn ảnh: JSDF.

Kể từ đó tới nay, quân đội Mỹ luôn duy trì một quân số thường trực lớn ở bên trong lãnh thổ Nhật Bản, Mỹ thậm chí còn xây dựng các căn cứ sân bay quân sự và cảng quân sự ở Nhật Bản để phục vụ cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: JSDF.

Kể từ đó tới nay, quân đội Mỹ luôn duy trì một quân số thường trực lớn ở bên trong lãnh thổ Nhật Bản, Mỹ thậm chí còn xây dựng các căn cứ sân bay quân sự và cảng quân sự ở Nhật Bản để phục vụ cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: JSDF.

Tính tới năm 2013, Mỹ có khoảng 50.000 quân đồn trú thường trực tại Nhật Bản, kèm theo đó là khoảng 45.000 nhân viên dân sự người Mỹ làm việc cho quân đội nước này tạm trú ở Nhật. Nguồn ảnh: JSDF.

Tính tới năm 2013, Mỹ có khoảng 50.000 quân đồn trú thường trực tại Nhật Bản, kèm theo đó là khoảng 45.000 nhân viên dân sự người Mỹ làm việc cho quân đội nước này tạm trú ở Nhật. Nguồn ảnh: JSDF.

Hạm đội 7 Hải quân Mỹ được đóng tại căn cứ hải quân ở Yokosuka, thuộc tỉnh Kangawa. Trong khi đó Lực lượng Viễn chinh số 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ được đóng tại Okinawa. Nguồn ảnh: JSDF.

Hạm đội 7 Hải quân Mỹ được đóng tại căn cứ hải quân ở Yokosuka, thuộc tỉnh Kangawa. Trong khi đó Lực lượng Viễn chinh số 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ được đóng tại Okinawa. Nguồn ảnh: JSDF.

Ngoài ra còn có khoảng 130 chiến đấu cơ, máy bay trinh sát và vận tải cơ các loại của Không quân Mỹ đóng tại Căn cứ Sân bay Quân sự Misawa và Kadena. Nguồn ảnh: JSDF.

Ngoài ra còn có khoảng 130 chiến đấu cơ, máy bay trinh sát và vận tải cơ các loại của Không quân Mỹ đóng tại Căn cứ Sân bay Quân sự Misawa và Kadena. Nguồn ảnh: JSDF.

Chính phủ Nhật Bản thậm chí còn phải... chi tiền để trang trải chi phí cho Mỹ đóng quân ở quốc gia này. Theo đó, năm 2007 Nhật Bản đã phải chi khoảng 217 tỷ Yên Nhật tương đương với 2 tỷ USD để hỗ trợ quân đội Mỹ đóng quân tại đây. Nguồn ảnh: JSDF.

Chính phủ Nhật Bản thậm chí còn phải... chi tiền để trang trải chi phí cho Mỹ đóng quân ở quốc gia này. Theo đó, năm 2007 Nhật Bản đã phải chi khoảng 217 tỷ Yên Nhật tương đương với 2 tỷ USD để hỗ trợ quân đội Mỹ đóng quân tại đây. Nguồn ảnh: JSDF.

Chi phí đó tới năm 2011 đã tăng lên mức kỷ lục, chiếm 75% tổng chi phí hoạt động của quân đội Mỹ ở Nhật Bản - tương đương 4,4 tỷ USD trong khi đó Mỹ chỉ chi trả 25% còn lại - khoảng 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: JSDF.

Chi phí đó tới năm 2011 đã tăng lên mức kỷ lục, chiếm 75% tổng chi phí hoạt động của quân đội Mỹ ở Nhật Bản - tương đương 4,4 tỷ USD trong khi đó Mỹ chỉ chi trả 25% còn lại - khoảng 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: JSDF.

Trong tổn số 800 căn cứ quân sự đóng tại 70 quốc gia trên khắp thế giới thì chỉ tính riêng ở Nhật Bản, Mỹ đã có 23 căn cứ quân sự lớn nhỏ khắp nước Nhật, trong đó bao gồm cả căn cứ Lục quân, Không quân và Hải quân. Nguồn ảnh: JSDF.

Trong tổn số 800 căn cứ quân sự đóng tại 70 quốc gia trên khắp thế giới thì chỉ tính riêng ở Nhật Bản, Mỹ đã có 23 căn cứ quân sự lớn nhỏ khắp nước Nhật, trong đó bao gồm cả căn cứ Lục quân, Không quân và Hải quân. Nguồn ảnh: JSDF.

Quân đội Mỹ ở Nhật ngoài nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng cho quốc gia này còn có trách nhiệm tham gia ứng cứu trong trường hợp xảy ra thảm họa tự nhiên. Trong thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản, quân đội Mỹ đã ngay lập tức sơ tán gần 10.000 nhân viên dân sự của nước này ra khỏi Nhật và trực tiếp ứng cứu các khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất. Nguồn ảnh: JSDF.

Quân đội Mỹ ở Nhật ngoài nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng cho quốc gia này còn có trách nhiệm tham gia ứng cứu trong trường hợp xảy ra thảm họa tự nhiên. Trong thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản, quân đội Mỹ đã ngay lập tức sơ tán gần 10.000 nhân viên dân sự của nước này ra khỏi Nhật và trực tiếp ứng cứu các khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất. Nguồn ảnh: JSDF.

Ngoài ra, quân đội Mỹ còn có trách nhiệm huấn luyện, đào tạo cho lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nhất là kể từ khi lực lượng này được Nhật mở rộng cả về quy mô, số lượng lẫn trang thiết bị. Nguồn ảnh: JSDF.

Ngoài ra, quân đội Mỹ còn có trách nhiệm huấn luyện, đào tạo cho lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nhất là kể từ khi lực lượng này được Nhật mở rộng cả về quy mô, số lượng lẫn trang thiết bị. Nguồn ảnh: JSDF.

Mời độc giả xem Video: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chứng tỏ sức mạnh của mình.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tien-don-chong-nga-trung-cua-my-o-nhat-ban-co-quy-mo-ra-sao-1233423.html