Tiếp tục nắng nóng kỷ lục tại châu Âu

Một đợt nắng nóng gay gắt ở khu vực tây Âu hôm thứ Hai (18/7) đã khiến phần lớn lục địa 'héo úa' dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiệt độ cao kỷ lục và gây ra những trận cháy rừng dữ dội.

Cháy rừng dữ dội ở Tây Ban Nha (Nguồn: Reuters)

Ở Anh, nhiệt độ ở mức 38,1 độ C ở Suffolk, miền đông nước Anh, khiến ngày 18/7 trở thành ngày nóng nhất trong năm nay (tính đến thời điểm hiện tại) và là ngày nóng thứ ba liên tiếp được ghi nhận. Các nhà dự báo cho rằng kỷ lục 38,7 độ C hiện tại của Anh có thể bị phá vỡ trong năm nay, nhiệt độ thậm chí có thể đạt đến mức 40 độ C.

Văn phòng thời tiết quốc gia cho biết trên khắp các kênh đào ở Pháp, một loạt các thị trấn và thành phố đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay vào thứ Hai. Nhiệt độ chạm ngưỡng 39,3 độ C ở Brest trên bờ biển Đại Tây Dương ở cực tây bắc của đất nước, phá vỡ kỷ lục trước đó là 35,1 độ C từ năm 2002.

Khách du lịch dưới cái nắng nóng tại Anh.

Saint-Brieuc, trên bờ biển Channel, đạt 39,5 độ C, đánh bại kỷ lục trước đó là 38,1 độ C, và thành phố phía tây Nantes ghi nhận mức snhieejt độ 42 độ C, đánh bại mức cao nhất hàng thập kỷ là 40,3 độ C, được thiết lập vào năm 1949.

Lực lượng cứu hỏa ở miền Tây Nam nước Pháp vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế hai đám cháy lớn đang tàn phá trên diện rộng. Trong sáu ngày liền, các đội lính cứu hỏa và một đội máy bay cứu hỏa nước đã dội hàng tấn nước để kiểm soát những đám cháy.

Một loạt các nước ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục

Các nhà dự báo cảnh báo nhiệt độ cao nhất tại Pháp vào thứ Hai, bao gồm cả ở khu vực tây bắc Brittany, nơi cảng Brest của Đại Tây Dương đạt mức kỷ lục 39,3 độ C vào thứ Hai.

Người dân đổ xô ra bãi biển để giải nhiệt ở Tây Ban Nha.

Ireland đã chứng kiến nhiệt độ 33 độ C ở Dublin - cao nhất kể từ năm 1887 - trong khi ở Hà Lan, nhiệt độ lên tới 35,4 độ C ở thành phố phía nam Westdorpe. Nước láng giềng Bỉ cũng dự kiến nhiệt độ từ 40 độ C trở lên.

Đợt nắng nóng châu Âu, lan rộng về phía bắc, là đợt thứ hai nhấn chìm các khu vực phía tây nam lục địa trong những tuần gần đây trong “biển nhiệt””.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của Ủy ban châu Âu cho biết gần một nửa (46%) lãnh thổ EU đã bị hạn hán ở mức cảnh báo. 11% ở mức báo động và cây trồng đã bị thiếu nước.

Cháy rừng lan rộng ở châu Âu

Các trận hỏa hoạn ở Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã phá hủy hàng nghìn ha đất và buộc hàng nghìn cư dân và du khách phải sơ tán.

Một khu vực rộng gần 100km2 vẫn bốc cháy gần Dune de Pilat của Pháp, cồn cát cao nhất châu Âu, biến cảnh quan đẹp như tranh vẽ, các khu cắm trại nổi tiếng và những bãi biển hoang sơ thành một đống hỗn độn. Tổng cộng khoảng 8.000 người đã được sơ tán khỏi gần cồn cát hôm thứ Hai khi gió đổi chiều, thổi khói đen dày đặc vào các khu dân cư.

Cháy rừng ở Pháp do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng liên tục.

"Khói rất độc", phát ngôn viên của lực lượng cứu hỏa Arnaud Mendousse nói với AFP. Một vườn thú gần đó ở Archachon đã sơ tán hơn 1.000 các con vật, gửi chúng đến các cơ sở khác để tránh khói độc. Thêm khoảng 16.000 khách du lịch hoặc cư dân khác đã buộc phải rời khỏi Pháp, nhiều người phải đến nơi trú ẩn khẩn cấp.

Tại Tây Ban Nha, lửa bùng cháy ở tỉnh Zamora, Tây Bắc nước này đã cướp đi sinh mạng của một người chăn cừu 69 tuổi. Hôm trước một người lính cứu hỏa đã thiệt mạng trong cùng một khu vực khi đang làm nhiệm vụ. Cuối ngày thứ Hai, một nhân viên văn phòng ở độ tuổi năm mươi đã chết vì say nắng ở Madrid.

Các nhà chức trách Tây Ban Nha báo cáo rằng khoảng 20 đám cháy rừng vẫn đang hoành hành từ phía nam đến Galicia ở cực tây bắc, nơi các đám cháy đã phá hủy khoảng 4.500 ha đất.

Lính cứu hỏa làm việc liên tục trong 6 ngày để dập tắt các đám cháy rừng ở Tây Ban Nha.

Ở Bồ Đào Nha, gần như toàn bộ đất nước vẫn trong tình trạng báo động cao về cháy rừng mặc dù nhiệt độ có giảm nhẹ, xuống mức 47 độ C - mức kỷ lục trong tháng 7/2022.

Hỏa hoạn đã khiến 2 người thiệt mạng, khoảng 60 người bị thương và phá hủy từ 12.000 đến 15.000 ha đất ở Bồ Đào Nha.

Nhiệt độ khắc nghiệt tại Anh đã khiến các chuyến bay bị đình chỉ tại Sân bay Luton gần London và căn cứ Không quân Hoàng gia Brize Norton do "các sự cố" trên đường băng, dự kiến sẽ không có chuyến bay nào vào thứ Ba. Các chuyến tàu đã bị hủy bỏ và các trường học đóng cửa ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Ngọc Huyền

Theo AFP

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/tiep-tuc-nang-nong-ky-luc-tai-chau-au-d203808.html