Tiết lộ bất ngờ về trống đồng 'Việt cổ' của tộc người Myanmar

Tùy theo thời kỳ mà trống đồng Karen có sự khác biệt đáng kể trong hình dạng và kích cỡ của trống. Nhìn chung, những chiếc trống Karen lâu đời thì nhỏ hơn và có diện mạo gần với trống đồng Đông Sơn hơn.

 Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng gắn liền với nền văn hóa của người Việt cổ. Ngoài Việt Nam, nhạc cụ này còn được tìm thấy ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có trống đồng của tộc người Karen ở Myanmar.

Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng gắn liền với nền văn hóa của người Việt cổ. Ngoài Việt Nam, nhạc cụ này còn được tìm thấy ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có trống đồng của tộc người Karen ở Myanmar.

Cho đến nay, trống đồng của người Karen vẫn còn được lưu giữ với số lượng rất lớn. Các nhà nghiên cứu phân loại những chiếc trống này vào nhóm Heger III, một nhánh phát triển từ trống đồng Đông Sơn (Heger I).

Cho đến nay, trống đồng của người Karen vẫn còn được lưu giữ với số lượng rất lớn. Các nhà nghiên cứu phân loại những chiếc trống này vào nhóm Heger III, một nhánh phát triển từ trống đồng Đông Sơn (Heger I).

Tùy theo thời kỳ mà trống đồng Karen có sự khác biệt đáng kể trong hình dạng và kích cỡ của trống. Nhìn chung, những chiếc trống Karen lâu đời thì nhỏ hơn và có diện mạo gần với trống đồng Đông Sơn hơn.

Tùy theo thời kỳ mà trống đồng Karen có sự khác biệt đáng kể trong hình dạng và kích cỡ của trống. Nhìn chung, những chiếc trống Karen lâu đời thì nhỏ hơn và có diện mạo gần với trống đồng Đông Sơn hơn.

Giống như trống đồng Đông Sơn, trung tâm của mặt trống đồng Karen cũng là hình mặt trời với các tia tỏa ra xung quanh. Hình tượng mặt trời này nhỏ hơn và có các tia mảnh hơn so với trống Đông Sơn.

Giống như trống đồng Đông Sơn, trung tâm của mặt trống đồng Karen cũng là hình mặt trời với các tia tỏa ra xung quanh. Hình tượng mặt trời này nhỏ hơn và có các tia mảnh hơn so với trống Đông Sơn.

Hoa văn trang trí trên trống đồng Karen có nhiều khác biệt với trống đồng Đông Sơn, như không có hình thuyền, chim lạc, người nhảy múa… Nhìn chung, các dạng hình học chiếm ưu thế so với họa tiết mô tả con người và muông thú.

Hoa văn trang trí trên trống đồng Karen có nhiều khác biệt với trống đồng Đông Sơn, như không có hình thuyền, chim lạc, người nhảy múa… Nhìn chung, các dạng hình học chiếm ưu thế so với họa tiết mô tả con người và muông thú.

Đặc trưng của trống đồng Karen là luôn có tượng cóc, có thể là những con cóc đơn lẻ hoặc ba con chồng lên nhau trên mặt trống. Đây là biểu tượng của mưa - gắn với các cư dân của nền văn minh lúa nước.

Đặc trưng của trống đồng Karen là luôn có tượng cóc, có thể là những con cóc đơn lẻ hoặc ba con chồng lên nhau trên mặt trống. Đây là biểu tượng của mưa - gắn với các cư dân của nền văn minh lúa nước.

Trong văn hóa của người Karen, trống đồng gắn liền với những ngày lễ thiêng liêng. Họ xem đây là di vật quý giá nhất mà bộ tộc mình sở hữu. Thậm chí, hình ảnh trống đồng còn xuất hện trên lá cờ của cộng đồng này.

Trong văn hóa của người Karen, trống đồng gắn liền với những ngày lễ thiêng liêng. Họ xem đây là di vật quý giá nhất mà bộ tộc mình sở hữu. Thậm chí, hình ảnh trống đồng còn xuất hện trên lá cờ của cộng đồng này.

Hiện nay, người Karen tập trung chủ yếu ở khu vực biên giới Myanmar – Thái Lan với khoảng 4 triệu người trên lãnh thổ Myanamar và 500.000 người ở Thái Lan. Ngoài ra, còn hàng triệu người Karen sinh sống ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Hiện nay, người Karen tập trung chủ yếu ở khu vực biên giới Myanmar – Thái Lan với khoảng 4 triệu người trên lãnh thổ Myanamar và 500.000 người ở Thái Lan. Ngoài ra, còn hàng triệu người Karen sinh sống ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Nguồn cội của người Karen được cho là ở lưu vực sông sông Hoàng Hà, ngày nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Họ di cư xuống phía Nam rồi vào Miến Điện vào khoảng năm 600-700 SCN. Theo truyền thuyết của người Karen, họ đã nhận những trống đồng đầu tiên từ tộc người Yu...

Nguồn cội của người Karen được cho là ở lưu vực sông sông Hoàng Hà, ngày nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Họ di cư xuống phía Nam rồi vào Miến Điện vào khoảng năm 600-700 SCN. Theo truyền thuyết của người Karen, họ đã nhận những trống đồng đầu tiên từ tộc người Yu...

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-bat-ngo-ve-trong-dong-viet-co-cua-toc-nguoi-myanmar-1959085.html