Toàn cảnh 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' tái hiện mùa thu náo nức tiếp quản Thủ đô

Không khí mùa thu lịch sử hoàn toàn được tái hiện thông qua chương trình 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' trong không gian Hoàng thành Thăng Long. Đây là nơi diễn ra lễ chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954. Câu chuyện ngày 10/10 vinh quang đã được kể lại bằng những màn trình diễn công phu kết hợp giữa ánh sáng, công nghệ trình chiếu 3D, âm nhạc và hoạt cảnh.

 Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Hà Nội - Bản hùng ca phố. Chương trình được tổ chức tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - nơi đã diễn ra lễ chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Hà Nội - Bản hùng ca phố. Chương trình được tổ chức tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - nơi đã diễn ra lễ chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954.

Đoan Môn trở thành sân khấu hoành tráng để tái hiện những màn sử thi và các màn trình diễn quy mô để tái hiện không khí náo nức của mùa thu 70 năm trước.

Đoan Môn trở thành sân khấu hoành tráng để tái hiện những màn sử thi và các màn trình diễn quy mô để tái hiện không khí náo nức của mùa thu 70 năm trước.

Sự kiện Tiếp quản Hà Nội 10/10/1954 là kết quả của 9 năm kháng chiến trường kỳ với bao máu xương và chiến công của dân tộc. Câu chuyện ngày 10/10 vinh quang đã được ê-kíp chương trình Hà Nội - Bản hùng ca phố kể lại bằng hình ảnh tư liệu, phỏng vấn nhân chứng, bằng âm nhạc và những thước phim.

Sự kiện Tiếp quản Hà Nội 10/10/1954 là kết quả của 9 năm kháng chiến trường kỳ với bao máu xương và chiến công của dân tộc. Câu chuyện ngày 10/10 vinh quang đã được ê-kíp chương trình Hà Nội - Bản hùng ca phố kể lại bằng hình ảnh tư liệu, phỏng vấn nhân chứng, bằng âm nhạc và những thước phim.

 Chương trình gồm 3 chương Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô, Bài ca Hà Nôịđưa khán giả trở lại với những câu chuyện lịch sử về Hà Nội, về nơi đầu tiên nổ ra tiếng súng báo hiệu trận chiến lớn của toàn dân tộc.

Chương trình gồm 3 chương Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô, Bài ca Hà Nôịđưa khán giả trở lại với những câu chuyện lịch sử về Hà Nội, về nơi đầu tiên nổ ra tiếng súng báo hiệu trận chiến lớn của toàn dân tộc.

 Điểm nhấn của chương trình là những màn trình diễn công phu kết hợp giữa ánh sáng, công nghệ trình chiếu 3D và âm nhạc, hoạt cảnh. Lấy phông nền chính là hình ảnh Hoàng thành Thăng Long, các dấu mốc lịch sử quan trọng đã được tái hiện siêu thực từ thính giác đến thị giác, tạo những hiệu ứng hình ảnh đặc biệt, bối cảnh đa dạng từ phố phường Hà Nội những năm tháng chiến đấu ác liệt, đến chiến khu rừng núi bạt ngàn, hay hình ảnh thủ đô cờ hoa rực rỡ ngày ca khúc khải hoàn.

Điểm nhấn của chương trình là những màn trình diễn công phu kết hợp giữa ánh sáng, công nghệ trình chiếu 3D và âm nhạc, hoạt cảnh. Lấy phông nền chính là hình ảnh Hoàng thành Thăng Long, các dấu mốc lịch sử quan trọng đã được tái hiện siêu thực từ thính giác đến thị giác, tạo những hiệu ứng hình ảnh đặc biệt, bối cảnh đa dạng từ phố phường Hà Nội những năm tháng chiến đấu ác liệt, đến chiến khu rừng núi bạt ngàn, hay hình ảnh thủ đô cờ hoa rực rỡ ngày ca khúc khải hoàn.

Những bản nhạc đi cùng năm tháng, gắn với lịch sử Thủ đô như Người Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng, Hướng về Hà Nội, Áo mùa đông, Em bé Hà Nội... được lựa chọn biểu diễn trong chương trình với bản phối mới, cách dàn dựng mới nhằm tái hiện lại những tháng ngày lịch sử của mùa thu năm ấy.

Những bản nhạc đi cùng năm tháng, gắn với lịch sử Thủ đô như Người Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng, Hướng về Hà Nội, Áo mùa đông, Em bé Hà Nội... được lựa chọn biểu diễn trong chương trình với bản phối mới, cách dàn dựng mới nhằm tái hiện lại những tháng ngày lịch sử của mùa thu năm ấy.

 Không gian âm nhạc trong chương trình được gợi mở qua giọng ca của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như diva Hồng Nhung, NSND Tấn Minh, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, Trọng Tấn, Phạm Thu Hà, Bảo Trâm, Tạ Quang Thắng, Đông Hùng…

Không gian âm nhạc trong chương trình được gợi mở qua giọng ca của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như diva Hồng Nhung, NSND Tấn Minh, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, Trọng Tấn, Phạm Thu Hà, Bảo Trâm, Tạ Quang Thắng, Đông Hùng…

 Thông qua Hà Nội - Bản hùng ca phố, ê-kíp sản xuất chương trình mong muốn khán giả ngày càng yêu và tự hào hơn về Thủ đô Hà Nội. Và từ tình yêu ấy mọi người có thể làm được rất nhiều điều, dù nhỏ bé, cho mảnh đất nghìn năm tuổi.

Thông qua Hà Nội - Bản hùng ca phố, ê-kíp sản xuất chương trình mong muốn khán giả ngày càng yêu và tự hào hơn về Thủ đô Hà Nội. Và từ tình yêu ấy mọi người có thể làm được rất nhiều điều, dù nhỏ bé, cho mảnh đất nghìn năm tuổi.

 Khán giả không chỉ chìm đắm trong không gian âm nhạc về những ngày mùa thu lịch sử mà còn được nghe những người trong cuộc kể về năm tháng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.

Khán giả không chỉ chìm đắm trong không gian âm nhạc về những ngày mùa thu lịch sử mà còn được nghe những người trong cuộc kể về năm tháng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.

 Trong chương trình, khán giả được gặp gỡ ông Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội - một trong những chiến sĩ tự vệ trẻ tuổi nhất Nhà máy điện Bờ Hồ, NSƯT Phùng Đệ - nhà quay phim chiến trường kỳ cựu, bà Phạm Thị Viễn - nữ tự vệ 22 tuổi của Nhà máy cơ khí Mai Động…

Trong chương trình, khán giả được gặp gỡ ông Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội - một trong những chiến sĩ tự vệ trẻ tuổi nhất Nhà máy điện Bờ Hồ, NSƯT Phùng Đệ - nhà quay phim chiến trường kỳ cựu, bà Phạm Thị Viễn - nữ tự vệ 22 tuổi của Nhà máy cơ khí Mai Động…

"Tôi không thể hiểu nổi sao mình lại sống được hai tháng liền trong một thành phố không có điện, không có nước, không gì cả. Thời điểm đó, rau rất quý hiếm. Nhiều lúc đói quá còn phải săn bắt chuột cống. Sau một tháng trụ thành coi như chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, được lệnh rút nhưng không rút được ra. Bốn phía bị bao vây chặt chẽ. Trung đoàn xin ở lại và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ Thủ đô”, NSƯT Phùng Đệ kể lại.

"Tôi không thể hiểu nổi sao mình lại sống được hai tháng liền trong một thành phố không có điện, không có nước, không gì cả. Thời điểm đó, rau rất quý hiếm. Nhiều lúc đói quá còn phải săn bắt chuột cống. Sau một tháng trụ thành coi như chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, được lệnh rút nhưng không rút được ra. Bốn phía bị bao vây chặt chẽ. Trung đoàn xin ở lại và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ Thủ đô”, NSƯT Phùng Đệ kể lại.

 Với cách làm mới kết hợp với công nghệ, chương trình vừa gợi lại cảm xúc, vừa tái hiện khung cảnh những ngày chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội, nhắc nhớ mọi người về lịch sử, đồng thời tri ân những người hy sinh bảo vệ Thủ đô và tiếp tục nối dài tình yêu quê hương, đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Với cách làm mới kết hợp với công nghệ, chương trình vừa gợi lại cảm xúc, vừa tái hiện khung cảnh những ngày chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội, nhắc nhớ mọi người về lịch sử, đồng thời tri ân những người hy sinh bảo vệ Thủ đô và tiếp tục nối dài tình yêu quê hương, đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Gia Linh - Như Ý

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/toan-canh-ha-noi-ban-hung-ca-pho-tai-hien-mua-thu-nao-nuc-tiep-quan-thu-do-post1681301.tpo