Toàn cảnh tàu chiến Iran 'quân mình bắn quân ta', hàng chục người chết

Theo nguồn tin từ Hãng thông tấn Anadolu, ngày 10/5, Hải quân Iran trong quá trình diễn tập có bắn đạn thật, một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra, làm một tàu vận tải bị bắn chìm, nhiều thành viên thủy thủ đoàn đã bị thiệt mạng.

Vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào ngày 10/5, Hải quân Iran trong quá trình diễn tập thực binh có bắn đạn thật tại vùng biển phía nam Vịnh Ba Tư, đã để xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc, khi hai tàu của hải quân cùng tham gia tập trận, đã bắn nhầm vào nhau, gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào ngày 10/5, Hải quân Iran trong quá trình diễn tập thực binh có bắn đạn thật tại vùng biển phía nam Vịnh Ba Tư, đã để xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc, khi hai tàu của hải quân cùng tham gia tập trận, đã bắn nhầm vào nhau, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tàu khu trục Jamaran của hải quân Iran (có số đuôi 76), trong quá trình phóng tên lửa chống hạm Noor, đã bắn tàu vận tải A 1403 Konarak khi diễn tập, khiến ít nhất 20 thành viên thủy thủ đoàn của tàu A 1403 Konarak bị thiệt mạng, trong đó có cả thuyền trưởng.

Tàu khu trục Jamaran của hải quân Iran (có số đuôi 76), trong quá trình phóng tên lửa chống hạm Noor, đã bắn tàu vận tải A 1403 Konarak khi diễn tập, khiến ít nhất 20 thành viên thủy thủ đoàn của tàu A 1403 Konarak bị thiệt mạng, trong đó có cả thuyền trưởng.

Theo các nguồn tin từ lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, tàu Konarak làm mục tiêu giả cho tàu khu trục Jamaran bắn tên lửa; tuy nhiên tàu Konarak đã không kịp cơ động, do vậy đã hứng trọn một tên lửa chống hạm Noor được phóng đi từ tàu Jamaran; đây là lỗi hoàn toàn do con người, người phát ngôn của IRGC cho biết thêm.

Theo các nguồn tin từ lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, tàu Konarak làm mục tiêu giả cho tàu khu trục Jamaran bắn tên lửa; tuy nhiên tàu Konarak đã không kịp cơ động, do vậy đã hứng trọn một tên lửa chống hạm Noor được phóng đi từ tàu Jamaran; đây là lỗi hoàn toàn do con người, người phát ngôn của IRGC cho biết thêm.

Tên lửa chống hạm Noor là bản sao của tên lửa C-802 do Trung Quốc chế tạo được cấp phép sản xuất tại Iran. Ngoài trang bị trên tàu chiến, Iran còn đưa tên lửa Noor lên cả trực thăng Mi-17 của Không quân nước này, để tăng cường sự cơ động khi tác chiến.

Tên lửa chống hạm Noor là bản sao của tên lửa C-802 do Trung Quốc chế tạo được cấp phép sản xuất tại Iran. Ngoài trang bị trên tàu chiến, Iran còn đưa tên lửa Noor lên cả trực thăng Mi-17 của Không quân nước này, để tăng cường sự cơ động khi tác chiến.

Noor là loại tên lửa chống hạm có tốc độ cận âm, trọng lượng toàn bộ là 715 kg, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động và đầu chiến đấu nặng 165 kg, tầm bắn tối đa là 120 km; ở quỹ đạo bay hành trình, Noor bay ở độ cao 20-30 m, ở quỹ đạo cuối là từ 5 đến 7 m. Theo thông tin từ Iran, loại tên lửa này có thể đạt hiệu suất trúng mục tiêu đến 75% ngay cả trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện tử mạnh.

Noor là loại tên lửa chống hạm có tốc độ cận âm, trọng lượng toàn bộ là 715 kg, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động và đầu chiến đấu nặng 165 kg, tầm bắn tối đa là 120 km; ở quỹ đạo bay hành trình, Noor bay ở độ cao 20-30 m, ở quỹ đạo cuối là từ 5 đến 7 m. Theo thông tin từ Iran, loại tên lửa này có thể đạt hiệu suất trúng mục tiêu đến 75% ngay cả trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện tử mạnh.

Còn tàu Jamaran là lớp tàu khu trục hàng đầu của Hải quân Iran, được đóng theo chương trình Moudge và đưa vào biên chế năm 2010; đây thực tế là một bản sao của tàu khu trục loại Alvand của Anh, đóng cho Hải quân Iran từ đầu năm 1970, với tên gọi lớp Saam.

Còn tàu Jamaran là lớp tàu khu trục hàng đầu của Hải quân Iran, được đóng theo chương trình Moudge và đưa vào biên chế năm 2010; đây thực tế là một bản sao của tàu khu trục loại Alvand của Anh, đóng cho Hải quân Iran từ đầu năm 1970, với tên gọi lớp Saam.

Tàu Jamaran dài 95 m, rộng 11 m, có lượng giãn nước 1.500 tấn và được ứng dụng một số công nghệ tàng hình trước radar. Tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Noor và tên lửa phòng không tầm xa Sayyad-2, hải pháo 76 mm và pháo tự động 40 mm, cùng 6 ngư lôi.

Tàu Jamaran dài 95 m, rộng 11 m, có lượng giãn nước 1.500 tấn và được ứng dụng một số công nghệ tàng hình trước radar. Tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Noor và tên lửa phòng không tầm xa Sayyad-2, hải pháo 76 mm và pháo tự động 40 mm, cùng 6 ngư lôi.

Còn tàu Konarak là một trong số 12 chiếc, được đóng bởi Công ty đóng tàu Hà Lan Damen Shipyard Group (8 chiếc) và 4 chiếc đóng theo giấy phép tại Iran từ năm 1985 đến 1993, theo dự án MIG-S-4700-SC.

Còn tàu Konarak là một trong số 12 chiếc, được đóng bởi Công ty đóng tàu Hà Lan Damen Shipyard Group (8 chiếc) và 4 chiếc đóng theo giấy phép tại Iran từ năm 1985 đến 1993, theo dự án MIG-S-4700-SC.

Còn tàu Konarak là một trong số 12 chiếc, được đóng bởi Công ty đóng tàu Hà Lan Damen Shipyard Group (8 chiếc) và 4 chiếc đóng theo giấy phép tại Iran từ năm 1985 đến 1993, theo dự án MIG-S-4700-SC.

Còn tàu Konarak là một trong số 12 chiếc, được đóng bởi Công ty đóng tàu Hà Lan Damen Shipyard Group (8 chiếc) và 4 chiếc đóng theo giấy phép tại Iran từ năm 1985 đến 1993, theo dự án MIG-S-4700-SC.

Tất cả số tàu trên sau đó đã thuộc biên chế của Hải quân Iran, được sử dụng làm tàu vận tải, bảo vệ và phụ trợ. Vào cuối những năm 2000, ba trong số 12 chiếc trên (Kalat, Sirik, Genaveh) đã được chuyển đổi thành tàu tên lửa lớn với việc lắp đặt bốn bệ phóng tên lửa chống hạm Noor.

Tất cả số tàu trên sau đó đã thuộc biên chế của Hải quân Iran, được sử dụng làm tàu vận tải, bảo vệ và phụ trợ. Vào cuối những năm 2000, ba trong số 12 chiếc trên (Kalat, Sirik, Genaveh) đã được chuyển đổi thành tàu tên lửa lớn với việc lắp đặt bốn bệ phóng tên lửa chống hạm Noor.

Lực lượng Hải quân Iran gần đây tăng cường diễn tập, tuần tra trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng, sau vụ 11 xuồng vũ trang Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư, có thời điểm áp sát tàu Mỹ ở khoảng cách chưa đầy 10 m hôm 15 tháng 4 vừa qua.

Lực lượng Hải quân Iran gần đây tăng cường diễn tập, tuần tra trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng, sau vụ 11 xuồng vũ trang Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư, có thời điểm áp sát tàu Mỹ ở khoảng cách chưa đầy 10 m hôm 15 tháng 4 vừa qua.

Đây cũng là vụ tai nạn đáng tiếc thứ hai xảy ra gần đây với các lực lượng vũ trang Iran, khi vào ngày 8 tháng 1 vừa qua, một đơn vị phòng không Iran đã lúng túng, không phân biệt được máy bay bạn và thù nên đã bắn nhầm tên lửa vào chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Ukraine chở theo 176 người, vừa cất cánh từ sân bay ở Tehran để đến Kiev, làm toàn bộ thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Đây cũng là vụ tai nạn đáng tiếc thứ hai xảy ra gần đây với các lực lượng vũ trang Iran, khi vào ngày 8 tháng 1 vừa qua, một đơn vị phòng không Iran đã lúng túng, không phân biệt được máy bay bạn và thù nên đã bắn nhầm tên lửa vào chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Ukraine chở theo 176 người, vừa cất cánh từ sân bay ở Tehran để đến Kiev, làm toàn bộ thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Video Hải quân Mỹ tiến hành tập trận ở Vịnh Ba Tư - Nguồn: Sputnik Việt Nam

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/toan-canh-tau-chien-iran-quan-minh-ban-quan-ta-hang-chuc-nguoi-chet-1381992.html