Tổng hợp những dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ mà phụ huynh thường bỏ qua
Bạn có biết rằng lứa tuổi học đường là độ tuổi dễ mắc cận thị nhất hiện nay. Các bậc phụ huynh nên chú ý đến những dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời.
Nội dung:
1. Trẻ ngồi sát màn hình ti vi
2. Thường xuyên dụi mắt là dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ
3. Bé nhạy cảm với ánh sáng
4. Trẻ thường đọc lạc hoặc sử dụng đầu ngón tay để hướng dẫn mắt
5. Kết quả học tập giảm sút
6. Thường xuyên nheo mắt hay nghiêng đầu
7. Đau mỏi mắt
8. Một vài dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ khác
Mặc dù cận thị không gây tử vong nhưng nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả như mù lòa, bong võng mạc. Do vậy cha mẹ không nên bỏ qua những dấu hiệu bị cận nhẹ dưới đây để phát hiện sớm bệnh mắt này ở trẻ.
1. Trẻ ngồi sát màn hình ti vi
Dấu hiệu nhận biết nhanh nhất khi trẻ mắc cận thị đó chính là thói quen xem ti vi. Vì thị lực kém nên trẻ sẽ ngồi rất gần màn hình để nhìn rõ hình ảnh.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu này cha mẹ nên cho bé đến các bệnh viện mắt uy tín để thăm khám thị lực. Nếu trẻ bị cận có thể cho trẻ đeo kính đúng độ để tránh được tăng độ cận.
2. Thường xuyên dụi mắt là dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ
Khi mắc tật cận thị trẻ sẽ thường xuyên dụi mắt vì lúc này mắt của trẻ sẽ mệt mỏi và khó tập trung. Nếu cha mẹ thấy trẻ thường xuyên làm hành động này cần lưu ý quan sát.
Mặc dù đây là dấu hiệu cận thị nhẹ nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan.
3. Bé nhạy cảm với ánh sáng
Thông thường khi mắc tật cận thị nhẹ bé sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng trong nhà, ánh nắng mặt trời hay đèn flash. Nếu thấy trẻ sợ ánh sáng mạnh hoặc có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn hãy đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám.
Ngoài ra, việc nhạy cảm với ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Vậy nên cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Thông tin về Đeo nón tấm chắn liên tục trong lớp học và nguy cơ cận thị, mỏi mắt ở trẻ - Chuyên gia lên tiếng!
4. Trẻ thường đọc lạc hoặc sử dụng đầu ngón tay để hướng dẫn mắt
Khi đọc trẻ xuất hiện biểu hiện sử dụng đầu ngón tay với mục đích trỏ theo từ cần đọc. Đây chỉ là một thói quen khiến trẻ có thể bị tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc và đọc bài chính xác.
Tuy nhiên, sau khi đọc bài xong trẻ vẫn dùng đầu ngón tay lần theo chữ thì đây là dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ. Phụ huynh cần đưa trẻ tới chuyên khoa mắt để khám mắt.
5. Kết quả học tập giảm sút
Nếu bỗng dưng bạn nhận thấy kết quả học tập của con giảm sút. Lúc này cha mẹ hãy nghĩ đến những trường hợp như con không nhìn thấy nội dung trên bảng.
Rất nhiều trẻ không chia sẻ vấn đề này với cha mẹ vì sợ bị la mắng. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đến các bệnh viện kiểm tra thị lực. Khi thị lực hồi phục trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu bài vở hơn.
6. Thường xuyên nheo mắt hay nghiêng đầu
Khi mắt trẻ yếu và có thị lực kém sẽ rất khó để nhìn mọi vật một cách bình thường. Vậy nên khi nghe mọi người nói chuyện hoặc nghe cô giáo giảng bài trẻ thường nghiêng đầu hay nheo mắt để đọc bài.
Hãy nhờ các cô giáo quan sát biểu hiện của trẻ và chuyển chỗ ngồi gần bảng hơn giúp trẻ dễ quan sát bài học.
Cận thị giảm thị lực ở trẻ, phụ huynh nên làm gì để tăng cường thị lực cho bé? Người bị cận thị nên ăn gì để tăng cường thị lực? Đâu là thực phẩm tốt nhất cho người bị cận?
7. Đau mỏi mắt
Nếu trẻ nói với bạn rằng mình bị đau mỏi mắt thường xuyên, hãy lắng nghe trẻ và đừng vội la mắng. Điều cha mẹ cần làm lúc này là đưa trẻ đi khám mắt, chỉ khi biết được nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời mới có thể giúp trẻ tham gia việc học tập và vui chơi tốt nhất.
8. Một vài dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ khác
Cận thị nhẹ ở trẻ còn kèm theo một vài dấu hiệu khác như:
- Trẻ tham gia các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ, tô màu, tập đọc,... đều kém.
- Khi trẻ không thể nhìn rõ những vật cách xa trên 1m.
- Trẻ không thể đọc được chữ trên bảng mà thường phải chép bài từ bạn ngồi bên cạnh.
- Các dấu hiệu như trẻ thường bị chảy nước mắt, nhức đầu do mỏi mắt gây ra cũng có thể là dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ.
Trên đây là những dấu hiệu cận thị nhẹ ở trẻ nhỏ mà phụ huynh thường bắt gặp. Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn có được các góc nhìn đúng hơn về tật cận thị, cùng với đó sẽ có những cách xử lý đúng đắn nhất giúp hạn chế tối đa tình trạng cận thị ở trẻ chuyển biến nặng thêm.