TPHCM đẩy nhanh tiến trình hình thành đô thị thông minh

TPHCM đã và đang thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều chương trình, đề án, giải pháp, trong đó, trọng tâm là chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến trình hình thành đô thị thông minh vào năm 2025.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định đến năm 2025, TPHCM sẽ là đô thị thông minh, dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại. TPHCM giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại.

Thời gian để đi đến mục tiêu đô thị thông minh của TPHCM đang đến gần. Để đẩy nhanh tiến trình hình thành đô thị thông minh, TPHCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Cách đây 7 năm (ngày 23/11/2017), UBND TPHCM đã phê duyệt Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 -2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Đề án tập trung vào 4 trụ cột cơ bản, gồm: xây dựng kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; thiết lập trung tâm điều hành đô thị thông minh; triển khai trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế – xã hội và Trung tâm an toàn thông tin thành phố. Đề án bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.

Hoạt động điều hành tại Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông thông minh Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động điều hành tại Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông thông minh Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngày 28/2/2022, UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”. Những kế hoạch, đề án nêu trên đã mang lại sự thay đổi lớn. Nhiều công nghệ đã và đang được triển khai, hướng tới mục tiêu ngày càng phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Hiện có hơn 900 đơn vị trên địa bàn TPHCM đã liên thông văn bản điện tử thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Bên cạnh đó, các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục – đào tạo, môi trường, quy hoạch đô thị, an ninh, trật tự cũng triển khai nhiều ứng dụng phục vụ chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân. Trong đó, ngành giao thông vận tải TPHCM ứng dụng nhiều công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, như: điều khiển hệ thống tín hiệu giao thông; giảm ùn tắc giao thông; sử dụng camera để giám sát vi phạm giao thông…

Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng đô thị thông minh, TPHCM đã triển khai đồng loạt nhiều chương trình ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, như: chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh”; chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030”; “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm Công nghệ thông tin – Truyền thông giai đoạn 2020 – 2030″; Đề án “Phát triển hạ tầng viễn thông và kế hoạch phát triển hạ tầng số Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030”…

Quận 7, TPHCM đưa trung tâm điều hành đô thị thông minh vào hoạt động.

Quận 7, TPHCM đưa trung tâm điều hành đô thị thông minh vào hoạt động.

Ngày 30/12/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ xác định mục tiêu đến năm 2030, TPHCM trở thành đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn – hóa – giáo dục, khoa học – công nghệ… Trong đó, kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Theo đó, TP.HCM đã triển khai nhiều chương trình như: Chương trình chuyển đổi số; đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh; đề án phát triển ngành logistics; đề án phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố…

Kết quả, hiện TP.HCM nằm trong top 200 hệ sinh thái năng động nhất toàn cầu; năm 2022, thành phố ở vị trí 111, tăng 68 bậc so với năm 2021. Kinh tế số thành phố năm 2022 chiếm gần 15,4% GRDP (vượt so với chỉ tiêu đặt ra là 15%).

Thành phố phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ TP đến cấp huyện và phường xã thị trấn; đóng góp của kinh tế số trong GRDP TP đạt 22%.

Về chỉ tiêu chính quyền số, TPHCM đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia. 100% sở, ban - ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính; 100% đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực giáo dục, y tế ứng dụng thanh toán điện tử trong cung ứng dịch vụ. Cùng đó, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt từ 60% trở lên…

Bên cạnh đó, TPHCM đặt mục tiêu trong năm 2024, tỷ trọng kinh tế số đạt 25% GRDP; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%...

Năm 2023, TPHCM xếp thứ 2 cả nước chỉ số chuyển đổi số và xếp thứ nhất về chỉ số thể chế và chỉ số hạ tầng. TPHCM cũng là địa phương đầu tiên xây dựng mô hình trung tâm chuyển đổi số.

Đẩy nhanh hơn tiến trình xây dựng đô thị văn minh

Tại diễn đàn và triển lãm quốc tế "Đô thị thông minh Châu Á - SmartCity Asia" năm 2023, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM bày tỏ mong muốn: “TPHCM mong muốn tiếp thu được nhiều bài học kinh nghiệm thành công của các quốc gia trên thế giới, từ đó thúc đẩy nhanh hơn quá trình xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh”. Để xây dựng đô thị thông minh, lãnh đạo TPHCM mong muốn các đơn vị, doanh nghiệp tư vấn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết, như: quản lý giao thông, đô thị, an ninh trật tự, môi trường, giáo dục, y tế…

Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng đô thị thông minh, năm 2024, TPHCM tập trung công tác chuyển đổi số gắn với Chủ đề năm 2024 của TP là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”. TPHCM ưu tiên phát triển dữ liệu số; ưu tiên quản trị số; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số và ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn với tăng năng suất lao động xã hội, sản lượng, quản lý và đổi mới sáng tạo.

Năm 2022, Quận 3 của TPHCM đã đưa vào vận hành Trung tâm Dữ liệu Điều hành thông minh.

Năm 2022, Quận 3 của TPHCM đã đưa vào vận hành Trung tâm Dữ liệu Điều hành thông minh.

Thành phố phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ TP đến cấp huyện và phường xã thị trấn; đóng góp của kinh tế số trong GRDP TP đạt 22%.

Về chỉ tiêu chính quyền số, TPHCM đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia. 100% sở, ban - ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính; 100% đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực giáo dục, y tế ứng dụng thanh toán điện tử trong cung ứng dịch vụ. Cùng đó, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt từ 60% trở lên…

Bên cạnh đó, TPHCM đặt mục tiêu trong năm 2024, tỷ trọng kinh tế số đạt 25% GRDP; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%...

Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM cho biết, nhằm hướng đến xây dựng đô thị thông minh vào năm 2025, thành phố cần lực lượng chuyên trách triển khai những nền tảng, những dịch vụ dùng chung cho thành phố. Đó là lý do TPHCM thành lập Trung tâm chuyển đổi số. Đây là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo thành phố để đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ hiện nay, đặc biệt là công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ tốt hơn cho người dân, người lao động đang sống, học tập, làm việc tại TPHCM.

Để công cuộc chuyển đổi số TPHCM đi đúng lộ trình và đạt được mục tiêu xây dựng đô thị thông minh vào năm 2025, bà Trinh nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của dữ liệu. “Không có dữ liệu rất khó triển khai chuyển đổi số, khó triển khai các dữ liệu thông minh. Đối với câu chuyện dữ liệu, chúng ta cần thêm những chính sách để đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu và phải tiến tới chia sẻ dữ liệu từ khu vực công cho khu vực tư. Bên cạnh đó triển khai sàn giao dịch dữ liệu có thể thu phí”, bà Trinh nói và cho biết thêm, để thúc đẩy chuyển đổi số cần thêm những chính sách, nguồn nhân lực, nguồn tài chính… để thực hiện.

Hoa Linh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/cong-nghe/chuyen-doi-so/tphcm-day-nhanh-tien-trinh-hinh-thanh-do-thi-thong-minh-post1126707.vov